Các lưu ý khi dùng chảo chống dính

Chảo chống dính là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết cách sử dụng đúng cách? Hãy tham khảo bài viết dưới để xem nên sử dụng chảo chống dính như thế nào cho đúng cách nhé! Ngoài việc lựa chọn cho mình một chiếc

CÁC LƯU Ý KHI DÙNG CHẢO CHỐNG DÍNH

Chảo chống dính là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu trong các gia đình. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết cách sử dụng đúng cách? Hãy tham khảo bài viết dưới để xem nên sử dụng chảo chống dính như thế nào cho đúng cách nhé!

Ngoài việc lựa chọn cho mình một chiếc chảo chống dính đúng chuẩn thì các lưu ý sau bạn cũng không thể bỏ qua:

1.Không nấu ăn ở nhiệt độ cao

Chất chống dính trên bề mặt chảo có tên hóa học là Teflon hay Politetra Floetylen (viết tắt là PTFE). Bản chất của chất này là Polime chịu nhiệt, có công thức hoá học là (CF2-CF2)n. Bình thường Polime không gây độc hại cho cơ thể. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, hợp chất này sẽ bị biến đổi và sinh ra khói độc. Gây ra các triệu chứng cho người hít phải như ho, tức ngực, khó thở… Thậm chí nếu bạn sử dụng các loại chảo không đảm bảo, chất lượng kém trong thời gian dài chất độc sẽ bị tích lũy trong cơ thể. Lượng tồn dư PFOA có nguy cơ gây ung thư hoặc gây sẩy thai. ( để hiểu hơn về các chất này bạn nên đọc bài theo link này nhé)

Không nấu ăn ở nhiệt độ cao
Không nấu ăn ở nhiệt độ cao

Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn chỉ nên giữ nhiệt độ ở mức trung bình hoặc thấp. Tránh để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.

2. Không dùng miếng rửa, hay dụng cụ bằng kim loại

Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Nếu bạn sử dụng các vật sắc nhọn như dao hoặc muỗng kim loại để đảo thực phẩm hoặc trút, gạt thức ăn khỏi chảo, cùng với những thứ như len thép (miếng cọ bằng kim loại) để làm sạch. Hành động này của bạn có thể làm xước và hư hỏng lớp phủ chống dính trên chảo.

Không dùng miếng rửa, hay dụng cụ bằng kim loại
Không dùng miếng rửa, hay dụng cụ bằng kim loại

Với chảo chống dính, dụng cụ bằng gỗ, silicone là phù hợp nhất và chỉ nên rửa chảo bằng bọt biển hay giẻ mềm để cọ rửa.

3. Không cọ chảo khi còn nóng

Nếu mới sử dụng chảo trên bếp xong, bạn không nên mang đi rửa ngay. Bởi vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Nếu chảo bị cong, vênh khiến nhiệt độ trong chảo không đều, gây khó chịu khi nấu ăn. 

Bạn nên để cho chảo nguội hẳn rồi mới rửa chảo. Như vậy sử dụng chảo sẽ được lâu hơn và an toàn cho sức khỏe.

4. Không thay chảo

Khi chảo bị bong tróc lớp chống dính bạn cần thay ngay chảo mới. Thông thường sau 1 – 2 năm sử dụng, bạn nên thay chảo mới. Có những trường hợp có thể lên tới 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được đảm bảo an toàn. Nếu chảo chống dính nhà bạn đã cũ, bị cong vênh hoặc tróc hết lớp chống dính thì nên đầu tư mua chảo mới. Đừng cố sử dụng thêm kẻo lại mang bệnh vào người. Vì khi bị bong tróc, hiệu quả chống dính không những bị giảm mà những vụn chống dính bong tróc có thể lẫn vào đồ ăn của bạn đi vào cơ thể.

 Không thay chảo
 Không thay chảo


Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!