Hiệu ứng nhà kính là gì? nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất bị hấp thu và phân tán trở lại trong không gian khiến cho nhiệt lượng không gian bên trong Trái Đất dần nóng lên.

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là cụm từ không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Đó là vấn đề cấp thiết, mang tính chất toàn cầu hiện nay. Nếu như không kịp ngăn cản hay giảm thiểu hiện tượng này xảy ra . Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Đặc biệt là gây nên nhiều mối nguy hại đến cuộc sống. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính nhé!


1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất bị hấp thu và phân tán trở lại trong không gian khiến cho nhiệt lượng không gian bên trong Trái Đất dần nóng lên.

 
hieu-ung-nha-kinh-la-hien-tuong-trai-dat-nong-len-do-cac-buc-xa
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng lên do các bức xạ

Các loại hiệu ứng nhà kính 
Gồm có hai loại:
   - Hiệu ứng nhà kính khí quyển là hiệu ứng khiến cho không khí của trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống trái đất. Sau đó mặt đất hấp thụ nóng lên bức xạ sóng dài vào khí quyển, khí CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Hàm lượng khí C02 khoảng 0,036% đã đủ để khiến cho nhiệt độ tăng thêm 30 độ C. Nhưng nếu không có hiện tượng hiệu ứng nhà kính tự nhiên thì trái đất của chúng ta sẽ chỉ có nhiệt độ khoảng -15 độ C. Ví dụ như cây xanh trồng trong nhà kính, hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ bên trong tăng lên, cây sẽ đâm chồi nảy lộc, ra hoa sớm hơn dự kiến.

Thời kỳ đầu của trái đất, thành phần CO2 trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng được lượng bức xạ mặt trời yếu hơn khoảng 25%. Theo thời gian, các tia bức xạ tăng lên. Lúc này, thực vật, cây cỏ đã có trên trái đất, thông qua quang hợp thì sẽ lấy đi một phần khí C02 để tạo nên khí hậu ổn định cho con người sinh sống.

- Hiệu ứng nhà kính nhân loại là hiệu ứng nhà kính nhân tạo, do con người tác động vào bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Những hoạt động như sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu, phá rừng, phương tiện giao thông,… thải ra các loại khí độc. Gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường sống của Trái Đất.

Đóng góp vào hiệu ứng nhà kính trên trái đất có 4 khí chính là:  Hơi nước H20 (36-70%); Carbon dioxide CO2 (9-26%); Metan CH4 (1%); Ozone O3 (0%). Các đám mây khi hấp thụ phát ra bức xạ hồng ngoại cũng có thể gây ảnh hưởng đến tính chất phát xạ nhiệt của tầng khí quyển.

 
nha-may-thai-khi-co2-vao-khong-khi
Nhà máy thải khí CO2 vào không khí

Những hiện tượng hiệu ứng nhà kính thường gặp 


   - Cháy rừng tự phát: 
Điều kiện khí hậu trở nên ấm, khô hơn do hiệu ứng nhà kính cũng có liên quan đến cháy rừng tự nhiên, nhất là trong những thập kỷ gần đây.


Ví dụ điển hình mới đây nhất vào hồi đầu năm 2020, là vụ cháy rừng ở Australia. Nó đã gây ra thiệt hai lớn về người, động vật hoang dã, diện tích rừng giảm xuống, và đặc biệt là ảnh hưởng đến kinh tế của nước này.
 
ban-do-chay-rung-o-australia
Bản đồ cháy rừng của Australia. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là hai bang New South Wales và Victoria - Nguồn: Bloomberg.

   - Biến đổi khí hậu: Toàn bộ những nguyên nhân làm gia tăng khí nhà kính đã gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Chúng có thể tác động giới hạn ở một vùng nhất định hoặc toàn cầu tùy theo mức độ tồn tại các khí.
   - Gây ngập lụt, hạn hán nhiều nơi trên thế giới
   - Băng tan, dẫn đến nước biển sẽ dâng cao, quá trình tích lũy các chất khí gây hiệu ứng nhà kính lâu dài làm cho trái đất nóng lên. Khiến cho thể tích nước giãn nở, hậu quả là tỷ lệ băng tan ở 2 cực tăng dần.


2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính 
  • Khí CO2 gây lên hiệu ứng nhà kính
Ta thấy rằng khí CO2 là nguyên nhân chính yếu gây ra hiệu ứng nhà kính. Lớp khí CO2  như tạo ra một lớp kính dày bao phủ lên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Nó hấp thụ toàn bộ bức xạ, làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Đồng thời khiến các tia bức xạ không thể thoát ra. Từ đó, nhiệt độ được duy trì hoặc tăng lên tùy thuộc vào nồng độ khí CO2 trong khí quyển. Nồng độ khí CO2 càng cao thì khả năng hấp thụ bức xạ càng cao. Từ đó, nhiệt độ bầu không khí càng cao.

Hiện nay tình trạng chặt phá, đốt rừng diễn ra ngày càng đáng báo động. Điều này khiến cho một lượng lớn khí CO2 không được hấp thu. Từ đó, nồng độ khí CO2 dư thừa được tích tụ nhiệt hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho hiệu ứng nhà kính càng trở lên phức tạp hơn rất nhiều.
  • Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác
Mặc dù khí CO2  là góp phần chủ yếu vào việc tạo lên hiệu ứng nhà kính. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều các loại khí khác có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu ứng nhà kính diễn ra nhanh chóng hơn. Có thể kể đến 1 vài loại khí có tác động đến như: O3, CH4, N2O, CFC, hơi nước.

Những loại khí này dưới quá trình Oxy hóa trong không khí. Cũng như kết hợp với những phân tử có sẵn trong bầu khí quyển mà tác động thay đổi đến cấu trúc bên trong. Các loại khí chuyển hóa thành khí CO2  hoặc làm tăng nồng độ khí metan(CH4) loại khí có khả năng sinh ra hiệu ứng nhà kính mạnh hơn so với CO2.


3. Hậu quả mà hiệu ứng nhà kính gây nên
    
- Hiệu ứng nhà kính tác động tới nguồn nước, sinh vật, con người
  • Với tốc độ phát triển nhanh chóng của dân số và các khu công nghiệp. Lượng khí CO2 thải ra khí quyển cũng dần tăng theo. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hướng tới cuộc sống của con người. Cũng như có tác động mạnh đến nguồn nước, hệ sinh vật trên Trái Đất.
  • Nhiệt độ Trái Đất tăng khiến cho tình trạng nắng nóng kéo dài. Từ đó, đất đai rơi vào tình trạng khô cằn. khan hiếm nước sạch. Theo các chuyên gia dự báo. Nếu lượng khí CO2 không được cắt giảm. Đến giữa thế kỷ 21, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng trung bình 1.5oC – 4.5oC. Đến cuối thế kỷ 21. Khoảng ⅓ dân số thế giới. Tức vào khoảng 3 tỷ người rơi vào tình trạng nghèo đói.
  • Nhiệt độ tăng cao còn khiến cho môi trường sống của các loài động thực vật bị thu hẹp hơn rất nhiều so với trước đây. Dựa trên các dữ liệu khoa học. IPBES công bố, tốc độ tuyệt chủng loài toàn cầu hiện nay cao hơn hàng chục hàng trăm lần so với mức trung bình trong 10 triệu năm qua. Các loài bản địa của từng môi trường riêng biệt đã giảm 20% kể từ năm 1900. Trong 8 triệu loài động-thực vật đang tồn tại và sinh sống trên Trái Đất hiện nay. Có tới hơn 1 triệu loại đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo thông cáo của ngài Yann Laurans Giám đốc của Chương Trình Đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Diện tích rừng toàn cầu đã giảm ⅓ so với trước thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp lần 1. 66% môi trường biển đã bị biến đổi nghiêm trọng. Đến cuối thế kỷ này, sản lượng hải sản sẽ giảm 3-10% vì hiệu ứng nhà kính.
  • Băng tan tại 2 cực Trái Đất gia tăng. Điều này khiến cho lượng nước sạch suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng ngập mặn diễn ra thường xuyên hơn. Cùng với đó, mực nước biển được dự báo sẽ tăng lên khoảng 30-130cm vào năm 2100.
    - Hiệu ứng nhà kính tác động lên kinh tế, xã hội
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường sống. Hiệu ứng nhà kính còn tác động trực tiếp đến các nền kinh tế, xã hội toàn cầu.

Hiệu ứng nhà kính khiến băng tan 2 cực gia tăng nhanh chóng. Từ đó khiến mực nước biển gia tăng. Trong các báo cáo đánh giá khoa học của tổ chức IPCC. Mức nước toàn cầu đã dâng lên hơn 20cm từ thời kỳ tiền công nghiệp. Cũng trong báo cáo đó, các chuyên gia dự đoán, đến cuối thế kỷ 21. Mức nước biển dâng có thể đạt đến hơn 1m. Ảnh hưởng tới 40% dân số thế giới. tức gần 3 tỷ người bị ảnh hưởng. Một số quốc gia thấp hơn mặt nước biển có thể hoàn toàn biến mất.

25% dân số trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu thốn nước sạch để sinh hoạt.


4. Các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính 
  • Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.
  • Tắt nguồn điện khi không sử dụng
Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.
  • Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…
  • Cải tạo nâng cấp hạ tầng
Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các loại nhà thân thiện môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu tiêu thụ cho xe cộ, giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường.
  • Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường. Ít xe cá nhân có nghĩa là lượng khí thải ít hơn.
dung-phuong-tien-cong-cong-thay-cho-nhung-xe-co-dong-khac
Đi phương tiện công công góp phần giảm thiểu bớt khí thải độc hại ra môi trường
 
  • Tái sử dụng và tái chế
Góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần. Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của bạn, bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.
 
thu-mua-va-tai-che
Thu mua và tái chế
 
  • Tuyên truyền mọi người chung tay trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.
Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.
 
chung-tay-trong-cay-xanh
Chung tay trồng cây xanh bảo vệ rừng


 

Chủ đề Tương tự


Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!