8/3 là ngày gì? ý nghĩa và lịch sử ngày 8/3
8/3 là ngày vô cùng đặc biệt với toàn bộ phụ nữ trên thế giới. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết 8/3 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này nhé.
8/3 là ngày gì?
Ngày mùng 8 tháng 3 là ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày để vinh danh, thể hiện sự tôn trọng với những người phụ nữ trên khắp thế giới.
Ý nghĩa ngày 8-3
Ngày 8-3 là dịp để mọi người bày tỏ tình cảm, sự quan tâm đến các bà, các mẹ, chị em và những người phụ nữ tuyệt vời xung quanh mình.
Ở nhiều nước trên thế giới, vào ngày 8/3 đàn ông thường sẽ tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái… Ngoài ra, họ còn tổ chức nhiều hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ…
Nguồn gốc và lịch sử ra đời ngày 8/3
Ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3 ra đời từ phong trào đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ đòi quyền sống vào cuối thế kỷ XIX. Vào thời kỳ đó, quyền lợi của chị em bị nữ bị xem nhẹ. Họ bị tư bản chèn ép, bóc lột sức lao động đến cùng cực nhưng trả lương rẻ mạt.
Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt ở thành phố Chicago lẫn New York đã đứng dậy phản đối sự bóc lột tàn nhẫn đó. HỌ yêu cầu đòi tăng lương giảm giờ làm.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh này nhanh chóng bị đàn áp thẳng tay. Các nữ công nhân dù bị đuổi khỏi nhà máy nhưng vẫn sôi sục ý chí vùng dậy buộc tư bản phải nhượng bộ.
1909
Ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và đấu tranh hủy bỏ việc bắt trẻ em làm việc.
Năm 1909, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
1910
Ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: "Ngày làm việc 8 giờ", "Việc làm ngang nhau", "Bảo vệ bà mẹ và trẻ em".
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới.
1911
Ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu lần đầu tiên (19 tháng 3) tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ - nơi có hơn một triệu phụ nữ và nam giới tham gia cuộc biểu tình.
1913-1914
Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
1917
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, (tức ngày 8 tháng 3 dương lịch), các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận.
Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
1975
8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
1977
Vào tháng 12 năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới.
Và ngày 8 tháng 3 được chọn là ngày Quốc tế phụ nữ, tôn vinh phụ nữ trên toàn thế giới.
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!