Nội soi dạ dày là gì? quy trình thực hiện và khi nào cần nội soi?

Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần dạ dày và ống tiêu hóa trên bằng cách đưa một ống soi mềm nhỏ qua miệng.

NỘI SOI DẠ DÀY LÀ GÌ? QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KHI NÀO CẦN NỘI SOI?
Ngày càng có nhiều người bị bệnh dạ dày hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Do đó, việc thăm khám chẩn đoán là điều thiết yếu mà ai cũng cần làm. Nội soi dạ dày là một trong số những thủ thuật tiên tiến nhất hiện nay giúp kết luận chính xác tình trạng bị bệnh về dạ dày. Cùng tìm hiểu rõ hơn nội soi dạ dày là gì, những bước thực hiện hay khi nào cần thực hiện trong bài viết này.

  • 1 Nội soi dạ dày là gì?
  • 2 Mục đích của nội soi dạ dày
  • 3 Quy trình nội soi dạ dày
    • 3.1 Chuẩn bị cho thủ thuật nội soi dạ dày
    • 3.2 Các bước tiến hành nội soi dạ dày
  • 4 Khi nào cần nội soi dạ dày?
  • 5 Những người không nên nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là gì?

Phương pháp thăm khám trực tiếp phần dạ dày và ống tiêu hóa trên bằng cách đưa một ống soi mềm nhỏ qua miệng gọi là nội soi dạ dày. Trong chiếc ống nội soi nhỏ sẽ có gắn thiết bị chiếu sáng và camera thu hình giúp hiện trực tiếp phần ống tiêu hóa lên trên màn hình. Bác sĩ điều khiển ống nội soi đi sâu vào trong cơ thể nên sẽ phát hiện rõ những tổn thương dù chỉ là vài milimet nằm bên trong hệ thống tiêu hóa.

Nội soi dạ dày khá phổ biến ngày nay

Nội soi dạ dày khá phổ biến ngày nay

Thông thường bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày nhằm mục đích chẩn đoán bệnh lý. Xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiêu hóa bất thường. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm như chẩn đoán virus Hp, sinh thiết tìm ung thư…

Mục đích của nội soi dạ dày

  • Thông qua ống soi, phát hiện các vị trí tổn thương, các vết loét trên niêm mạc thực quản, dạ dày, các vị trí xuất huyết, viêm nhiễm hay giãn tĩnh mạch.
  • Thực hiện kỹ thuật gắp dị vật ra khỏi đường tiêu hóa.
  • Lấy mẫu mô sinh thiết phục vụ công tác xét nghiệm chẩn đoán ung thư.
  • Phẫu thuật cắt các polyp, khâu, hàn vết loét, cầm máu ổ xuất huyết.
  • Nong, thông trong trường hợp tắc dạ dày.

Quy trình nội soi dạ dày

Thủ thuật nội soi dạ dày được thực hiện bởi ít nhất là một bác sĩ và một y tá. Quy trình trải qua các bước rất rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc nội soi.

Chuẩn bị cho thủ thuật nội soi dạ dày

Bất kỳ người bệnh nào trước khi thực hiện nội soi dạ dày cũng cần được thăm khám trước. Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử mắc bệnh nội khoa, ngoại khoa trước. Bệnh nhân có trách nhiệm thông báo cho bác sĩ các trường hợp đang sử dụng thực phẩm chức năng hay là thuốc nào đó.

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi và yêu cầu bệnh nhân ký giấy chấp nhận để xác định là đã nắm rõ những rủi ro trong quá trình nội soi dạ dày và đồng ý thực hiện. Đối với những ai chưa hiểu rõ sẽ được bác sĩ giải thích cặn kẽ.

Nội soi dạ dày cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành

Nội soi dạ dày cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành

Khi đã hoàn tất các thủ tục, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số lưu ý như:

  • Ngưng sử dụng các loại thuốc chống đông, thuốc tiểu đường, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp… và một số loại thuốc nhất định vài ngày trước khi thực hiện nội soi.
  • Không ăn uống trước khi nội soi dạ dày khoảng từ 4 – 8 tiếng để dạ dày sạch sẽ thuận lợi việc chẩn đoán hơn.
  • Nội soi thực hiện qua đường miệng sẽ không thể tránh khỏi cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Vì vậy, thuốc gây mê được khuyến khích dùng giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

Đối với thủ thuật nội soi thông thường bệnh nhân chỉ cần ở viện trong ngày là có thể thực hiện chẩn đoán xong. Tuy nhiên, vì sử dụng thuốc gây mê nên bệnh nhân cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý. Khi hết tác dụng, thuốc có thể gây ảnh hưởng tạm thời đến phản xạ của người bệnh.

Các bước tiến hành nội soi dạ dày

Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng bên trái và được gắn thêm các thiết bị hỗ trợ theo dõi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. Sau đó, bác sĩ sẽ truyền thuốc gây mê qua đường tĩnh mạch trên tay. Điều này giúp quá trình nội soi diễn ra dễ chịu hơn.

Các bước được tiền hành một cách cẩn tọn

Các bước được tiền hành một cách cẩn tọn

Bác sĩ thực hiện đưa ống nội soi qua miệng vào thực quản và xuống dạ dày. Camera gắn ở đầu ống nội soi sẽ truyền tải hình ảnh bên trong dạ dày ra màn hình bên ngoài. Nhờ vậy bác sĩ có thể quan sát rõ hơn và tìm ra bất thường để chụp lại và làm các xét nghiệm kiểm tra.

Sau quá trình nội soi, người bệnh sẽ thấy có cảm giác căng tức, đầy bụng vì không khí được bơm vào thực quản để làm phồng ống tiêu hóa. Điều này giúp cho ống nội soi di chuyển dễ dàng hơn và bác sĩ có thể quan sát thấy nếp gấp ở ống tiêu hóa. Quá trình nội soi dạ dày thường kéo dài từ khoảng 20 phút cả thời gian chuẩn bị và thực hiện.

Mặc dù nội soi dạ dày là thủ thuật an toàn trong y học. Nhưng chúng ta cũng có thể gặp phải một số biến chứng trong quá trình tiến hành. Cụ thể như:

  • Nhiễm trùng, xuất huyết
  • Hít sặc thức ăn, dịch dạ dày vào phổi
  • Thủng hoặc rách đường tiêu hóa (rất ít gặp)

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Một số đối tượng thường được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày cụ thể như:

  • Người có những triệu chứng bất thường đau bụng thượng vị, đau vùng ngực, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, đi ngoài ra máu…
  • Đối tượng người bệnh viêm dạ dày mãn tính nên nội soi định kỳ 2 lần/ năm.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và có chế độ ăn uống không khoa học.
  • Những ai trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày, đặc biệt là có người thân mắc ung thư dạ dày.  Nếu có dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa trên cần đi khám ngay.

Thông thường nên nội soi dạ dày càng sớm càng tốt, đừng tự chịu đựng các triệu chứng bệnh mà không thăm khám. Như vậy có thể gây ra các diễn biến xấu nguy hiểm đến sức khỏe.

Cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi làm thủ tục nội soi

Cần bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi làm thủ tục nội soi

Những người không nên nội soi dạ dày

Hiện nay, thủ thuật nội soi dạ dày không có những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tạm hoãn việc nội soi trong một số trường hợp nghi ngờ bệnh nhân gặp phải trường hợp như:

  • Thủng dạ dày, thủng ống tiêu hóa
  • Bỏng do uống axit
  • Suy hô hấp, suy tim, thiếu máu, nhồi máu cơ tim
  • Có túi thoát vị ở thực quản hoặc túi phình ở động mạch chủ
  • Mắc bệnh tâm thần không phối hợp
  • Mới ăn no và sử dụng một số loại thuốc không phù hợp.

Trên đây chúng ta vừa cùng tìm hiểu về quá trình nội soi dạ dày và các trường hợp nên áp dụng phương pháp này. Đây là thủ thuật tiên tiến phù hợp trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn và người thân.



Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!