Cách chữa ho bằng lá hẹ đơn giản

Chữa ho bằng lá hẹ từ lâu đã được dân gian áp dụng. Hiệu quả điều trị của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cách dùng cũng như liều lượng.

 Cách chữa ho bằng lá hẹ đơn giản

Lá hẹ là loại gia vị được sử dụng rất phổ biến của người Việt để tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng của nhiều món ăn. Bên cạnh đó, xét về mặt Y học, loại lá này còn là dược liệu có khả năng điều trị nhiều bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến hô hấp như ho, rát họng, cảm cúm, hen suyễn,…

Trong đó việc áp dụng cách chữa ho bằng lá hẹ thường được áp dụng nhiều nhất bởi tính hiệu quả, an toàn và lành tính cho mọi đối tượng, kể cả cả trẻ sơ sinh và phụ nữ đang mang thai bị ho.

Sau đây sẽ là 9 cách chữa ho bằng lá hẹ tại nhà để các bạn tham khảo áp dụng:

1. Chườm lá hẹ để trị ho

Việc chườm lá hẹ để trị ho phù hợp với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng thường gặp phải tình trạng nôn ói khi dùng thuốc theo dạng uống. Khi chườm ấm, các hoạt chất có trong lá hẹ sẽ giúp làm ấm cơ thể người bệnh đồng thời giải trừ khí lạnh xâm nhập vào phổi.

Tuy nhiên với cách làm này, người bệnh nên sử dụng túi vải bọc lá hẹ nóng trước khi chườm lên cổ họng và vùng ngực. Điều này nhằm mục đích tránh tình trạng bỏng rát và kích ứng da.

Lá hẹ là loại dược liệu có tác dụng trị ho vô cùng hiệu quả
Lá hẹ là loại dược liệu có tác dụng trị ho vô cùng hiệu quả

Cụ thể, cách chườm lá hẹ để trị ho được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ tươi, túi vải.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ, để ráo nước.
  • Bắc chảo lên bếp sao lá hẹ cho đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Dùng túi vải bọc lá hẹ, đợi cho nguội bớt rồi chườm lên vùng ngực và cổ. Chú ý chườm nhẹ nhàng, không ấn quá mạnh gây bỏng, rát da.
  • Ngày thực hiện cách trên ngày 1 đến 2 lần vào buổi sáng và tối.

2. Chữa ho bằng lá hẹ ép nước cốt

Thông thường, ho sẽ kèm theo tình trạng đau rát họng và khó nuốt. Để khắc phục triệu chứng này, người bệnh nên dùng nước cốt lá hẹ tươi. Các hoạt chất chứa trong loại nước này sẽ thẩm thấu vào vùng họng, giúp làm dịu cơn đau và thuyên giảm tần suất ho hiệu quả.

Cách làm nước cốt lá hẹ chữa ho như sau:

Chuẩn bị: 24g lá hẹ tươi, nước ấm, máy xay sinh tố.

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ mua về nhặt bỏ lá úa rồi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng ít nhất 10 phút.
  • Nhặt và rửa thật sạch những lá hẹ bị úa, ngâm qua một lần với nước muối từ 10 – 20 phút rồi mới vớt ra.
  • Cắt nhỏ lá hẹ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Thêm 1 ly nước ấm vào, khuấy đều hỗn hợp, lọc lấy nước cốt
  • Chia nước lá hẹ uống 2 – 3 lần trong ngày

3. Trị ho bằng nước lá hẹ hấp

Để trị ho, người bệnh cũng có thể dùng nước hấp lá hẹ. Loại nước này khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp long đờm, làm thông thoáng và mát cổ họng hiệu quả, qua đó giảm đáng kể tình trạng ho.

Nước lá hẹ hấp có tác dụng trị ho, long đờm
Nước lá hẹ hấp có tác dụng trị ho, long đờm

Cụ thể, các hấp lá hẹ trị ho được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ tươi, nồi hấp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ đã chuẩn bị sau đó cắt thành khúc dài 3cm.
  • Cho lá hẹ vào bát tô sau đó cho vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút (hoặc bạn có thể cho vào nồi cơm điện để hấp đều được).
  • Chắt lấy phần nước lá hẹ hấp, để nguội và uống trực tiếp. Chú ý chỉ uống từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ để các hoạt chất có đủ thời gian thẩm thấu vào niêm mạc họng.

4. Lá hẹ hấp mật ong chữa ho hiệu quả

Với đặc tính kháng viêm hiệu quả, người bệnh cũng có thể sử dụng mật ong hấp cùng lá hẹ để chữa ho. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sẽ giúp long đờm, giảm tình trạng đau rát, sưng nóng vùng họng. Chỉ cần sử dụng loại nước thuốc này trong vài ngày, người bệnh sẽ giảm thiểu đáng kể cảm giác khó chịu do ho, viêm họng.

Cách hấp lá hẹ, mật ong trị ho thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Dùng một nắm lá hẹ tươi cùng 3 – 4 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ mang đi rửa sạch rồi cắt khúc, mỗi khúc dài khoảng 1 đốt tay.
  • Cho lá hẹ đã cắt vào bát sứ, đổ thêm mật ong đã chuẩn bị rồi mang đi hấp cách thủy trong 15, 20 phút.
  • Chắt phần nước lá hẹ, mật ong hấp trong bát ra, để nguội và dùng để ngậm và uống. Nếu có thể, bạn hãy ăn cả phần bã để tăng hiệu quả trị ho.

5. Chữa ho có đờm bằng lá hẹ cùng đường phèn

Nếu đang gặp phải tình trạng ho khan hay ho có đờm, bạn có thể dùng lá hẹ chưng đường phèn để điều trị. Bởi đường phèn không chỉ có tác dụng làm mát họng, thanh nhiệt, bổ phế mà còn giúp nước lá hẹ trở nên dễ uống hơn đối với người bệnh, nhất là đối tượng trẻ em.

Lá hẹ khi kết hợp cùng với đường phèn sẽ gia tăng công dụng điều trị ho
Lá hẹ khi kết hợp cùng với đường phèn sẽ gia tăng công dụng điều trị ho

Bên cạnh đó, lá hẹ hấp đường phèn cũng giúp thông họng, ngăn ngừa triệu chứng khàn giọng, mất giọng do các cơn ho dai dẳng gây nên. Cụ thể, cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Khoảng 10 lá hẹ tươi, 2 viên đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát sứ.
  • Cho thêm đường phèn đã chuẩn bị vào bát trên rồi đem đi hấp cách thủy trong 20 phút.
  • Khi hấp xong, chắt lấy phần nước cốt lá hẹ trong bát ra, để nguội và uống trực tiếp với trẻ nhỏ, còn người lớn thì ăn cả cái lẫn nước.

6. Kết hợp lá hẹ và gừng tươi để chữa ho

Cách chữa ho bằng lá hẹ và gừng tươi có thể áp dụng được cho cả những phụ nữ đang mang thai. Bởi cách phương pháp này không chỉ có tác dụng làm ấm phổi, giảm ho, long đờm mà còn giúp thuyên giảm triệu chứng buồn nôn do ốm nghén. Bên cạnh đó, lá hẹ cùng gừng tươi sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa khi mà nồng độ hormone của bà bầu thay đổi đột ngột.

Đáng chú ý, mẹo dùng gừng tươi và lá hẹ trị ho còn thích hợp với trường hợp bị ho do cảm lạnh, viêm họng hay khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cụ thể, cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, 2 thìa cafe mật ong.

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ rửa sạch với nước rồi đem cắt khúc.
  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái thành sợi nhỏ.
  • Cho lá hẹ và gừng tươi đã sơ chế vào bát tô, thêm 2 thìa cafe mật ong rồi đem đi hấp cách thủy trong 20 phút. Chú ý bật nhỏ lửa khi nước sôi.
  • Khi hấp xong, người bệnh nên ăn cả nước lẫn cái lá hẹ và gừng để tăng hiệu quả trị ho. Kiên trì thực hiện trong 5 ngày sẽ có hiệu quả.

7. Chữa ho bằng hẹ, nghệ và chanh

Lá hẹ, nghệ và chanh là ba loại dược liệu quý, khi chúng kết hợp với nhau sẽ giúp giảm triệu chứng, sổ mũi, nghẹt mũi hay đau rát cổ họng. Bởi chanh và nghệ từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Đáng chú ý, hoạt chất Curcumin có trong nghệ khi được bổ sung vào cơ thể người sẽ phát huy tác dụng sát trùng và ức chế nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Nghệ và chanh kết hợp lá hẹ là cách đơn giản được khá nhiều người áp dụng
Nghệ và chanh kết hợp lá hẹ là cách đơn giản được khá nhiều người áp dụng

Người bệnh có thể kết hợp hẹ, nghệ và chanh để trị ho như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ, 1 củ nghệ tươi, 1 quả chanh, một chút đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Chanh rửa sạch, thái lát mỏng.Lá hẹ đem rửa sạch, cắt khúc bằng đốt tay.
  • Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, đập rập.
  • Cho ba nguyên liệu trên vào bát sứ rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ sau đó mang đi hấp cách thủy khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước thuốc uống để trị ho. Với người lớn, nếu có thể bạn hãy ăn cả phần bã lá hẹ và nghệ để tăng hiệu quả chữa bệnh.

8. Chữa ho bằng lá hẹ cùng trứng gà nấu cháo

Cháo lá hẹ là cách trị ho tốt đối với trẻ nhỏ đang bị ho, đặc biệt là ho có đờm. Bên cạnh tác dụng chữa ho, phương pháp này cũng có thể làm giảm tình trạng chán ăn, đồng thời kích thích vị giác, và giảm hiện tượng đau rát khi nuốt.

Cháo lá hẹ phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và người già
Cháo lá hẹ phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và người già

Khi nấu cháo lá hẹ, bạn có sử dụng thêm một số thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng gà, cá chép, gừng hay hành tây,… Sau đây sẽ là cách nấu với trứng – nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện nhất:

Chuẩn bị: 1 nắm lá hẹ, 100g gạo tẻ, 1 nhánh gừng và 1 quả trứng gà.

Cách thực hiện:

  • Cho gạo vào nồi để nấu thành cháo.
  • Lá hẹ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Gừng cạo vỏ rồi thái thành sợi nhỏ.
  • Khi cháo chín nhừ, đập trứng gà vào nồi sau đó khuấy đều cho trứng tơi ra.
  • Cuối cùng thêm lá hẹ và gừng vào nồi, nêm nếm gia vị sao cho vừa rồi ăn cháo khi còn nóng.

9. Dùng lá hẹ để bôi lợi chữa ho

Việc bôi lá hẹ lên lợi là cách tốt để diệt khuẩn vùng miệng, nhờ đó hạn chế tình trạng ho kéo dài kèm các triệu chứng đi kèm như đau rát, sưng viêm vùng họng,… Cụ thể cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Người bệnh là con trai thì chuẩn bị 7 lá hẹ tươi, nếu là con gái thì 9 lá.

Cách dùng:

  • Rửa sạch lá hẹ và ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để diệt khuẩn.
  • Thái nhỏ lá hẹ rồi giã lấy nước cốt rồi cho vào bát nhỏ.
  • Sử dụng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi để chấm vào nước cốt lá hẹ sau đó chà nhẹ nhàng lên vùng lợi trên và lợi dưới. Ngày thực hiện khoảng 2 lần, sau 3,4 ngày thì triệu chứng ho sẽ bắt đầu thuyên giảm.
​​​​​​​Lá hẹ bôi lợi là cách được nhiều phụ huynh áp dụng để trị ho cho bé
Lá hẹ bôi lợi là cách được nhiều phụ huynh áp dụng để trị ho cho bé

Lưu ý quan trọng chữa ho bằng lá hẹ đạt hiệu quả nhất

Chữa ho bằng lá hẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài ra cách làm này cũng giúp giảm thiểu tình trạng lạm dụng kháng sinh hay siro trị ho. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trị ho tốt nhất bằng lá hẹ, chúng ta cũng nên lưu ý thêm một số điều sau:

  • Mẹo chữa ho bằng lá hẹ chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh ho mới ở giai đoạn khởi phát và chưa gây biến chứng. Nếu bị ho do bệnh lý như viêm phổi hay lao thì phương pháp này hoàn toàn không mang lại hiệu quả.
  • Hiệu quả của phương pháp chữa ho bằng lá hẹ phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
  • Chú ý, rửa sạch lá hẹ bằng nước muối loãng nếu dùng trực tiếp để tránh nguy cơ tiêu chảy, đau bụng.
  • Chú ý uống nhiều nước hơn mỗi ngày để làm mát vùng họng và cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng, tay chân và cả nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn có hại, làm trầm trọng hơn tình trạng ho.
  • Nếu ho do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, người bệnh cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ đồng thời tránh nằm điều hòa quá lâu.

Chữa ho bằng lá hẹ có là cách tốt để giảm nhẹ tình trạng ho khan, ho có đờm cũng như một số dấu hiệu khác đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi và cả đau cổ họng. Mặc dù phương pháp này có độ an toàn cao và ít gây tác dụng phụ nhưng chúng ta cũng nên thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ để họ có thể chẩn đoán và đưa ra các phương pháp trị ho hợp lý, hiệu quả nhất.​​​​​​​



Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!