100.000 tỷ con ve sầu sống dậy cùng lúc tại mỹ sau nhật thực toàn phần
Vào ngày 8/4, nhật thực toàn phần sẽ được nhìn thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sau khi nhật thực toàn phần diễn ra, dự kiến có tới 100 nghìn tỷ con ve sầu định kỳ thoát khỏi trạng thái ngủ đông ở Mỹ tạo nên một cảnh tượng hiếm thấy.
Ve sầu định kỳ (Magicicada) là một trong những loài côn trùng có vòng đời dài nhất trong tự nhiên. Loài này được chia thành 2 nhóm chính gồm:
Nhóm Brood XIX, hay Great Southern Brood, xuất hiện sau 13 năm, là đàn ve sầu định kỳ lớn nhất, trải dài khắp miền Đông Nam nước Mỹ. Nhóm 2 là Brood North Illinois, hay Brood XIII, xuất hiện cứ sau 17 năm.
Theo dự kiến, những con ve sầu bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 4. Chúng sẽ sử dụng chân trước để đào hang và chui ra từ lòng đất. Sau đó, chúng sẽ tìm kiếm nơi an toàn để hoàn tất quá trình trưởng thành, đẻ thế hệ tiếp theo và chết đi.
Hai nhóm ve sầu này sẽ "thức giấc" cùng lúc là sự kiện hiếm có trên được gọi là sự xuất hiện kép (dual emergence). Theo các chuyên gia, lần cuối sự trùng hợp ngẫu nhiên này xảy ra là kể từ năm 1803, khi Thomas Jefferson làm tổng thống Mỹ.
Theo ghi chép về sự kiện trước đó trong lịch sử, khi đàn ve sầu xuất hiện, chúng sẽ bao phủ các cánh đồng và ngôi nhà trên đường đi. Tiếng ồn do chúng tạo ra tương đương với động cơ phản lực.
Ước tính, số lượng ve sầu Brood XIX và Brood XIII xuất hiện cùng lúc trong năm nay có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ - hoặc thậm chí là triệu tỷ.
Mỗi con ve sầu dài chừng hơn 2,5 cm, chỉ với 1.000 tỷ con ve sầu, chúng đã đi được hơn 25,3 triệu km nếu xếp nối tiếp nhau, gấp 33 lần khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất.
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!