Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện

Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể.

Tư duy là một công việc yêu cầu nhiều kỹ năng. Không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng tư duy ngang nhau và toàn diện như nhau. Do đó, việc luyện tập tư duy là điều cần thiết. Có nhiều cách rèn luyện tư duy phản biện
1. Học cách đánh giá khách quan 

Để có thể rèn luyện tư duy phản biện, điều đầu tiên bạn cần thay đổi đó chính là học cách đánh giá mọi việc dưới góc nhìn khách quan.

Cụ thể, khi đứng trước một nhận định, một vấn đề nào đó, bạn hãy nhìn nhận chúng dưới một góc nhìn không phải chỉ của riêng bạn. Nghĩa là, chúng độc lập và không bị tác động hay chi phối bởi các yếu tố cảm xúc hay tình cảm nào khác.

Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý. Để con trẻ có thể hình thành lối tư duy phản biện ngay từ khi con nhỏ, trong đời sống hay sinh hoạt gia đình, ba mẹ nên cư xử với con một cách công tâm, không thiên vị và áp đặt quá nhiều.

2. Đưa ra những giả định

Khi thực hành tư duy phản biện, nhất đinh phải đưa ra những giải định. Tư duy phản biện được sinh bởi những nghi vấn và giả định là điều cần thiết để hình thành nên tư duy phản biện. Hãy luôn đặt mình trước nghi vấn và thắc mắc là cách để bạn có thể phản biện tốt một vấn đề nào đó. 

3. Tư duy ngược

Hình thành lối tư duy ngược cũng là cách hữu hiệu để rèn luyện tư duy phản biện.

Trước một vấn đề, một nhận định, việc đảo ngược tình huống sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách cặn kẽ hơn. Từ đó tìm ra đáp án nhanh hơn. Trường hợp đảo ngược nếu không đem lại kết quả đúng, chúng cũng giúp bạn một lần nữa tái khẳng định nhận định còn lại là đúng. Lối tư duy này khá hữu hiệu trong việc làm toán, khi bạn cần xét đến hai điều kiện cần và đủ. Hãy thử làm một số bài tập rèn luyện tư duy phản biện để cải thiện kỹ năng tư duy ngược.

4. Sử dụng dẫn chứng thực tế

Trước khi nhận định hay kết luận cần phải dùng thực tế để chứng minh. Đó là cách rèn luyện tư duy phản biện tốt nhất đối với tất cả mọi người. Cùng đó, khi người khác đưa ra một khẳng định hay nhận định nào đó, bạn hoàn toàn có thể đặt ngược lại các câu hỏi cho họ. Chẳng hạn: 

  • Bạn lấy bằng chứng ở đâu để khẳng định điều đó?

  • Có dẫn chứng nào khẳng định điều đó là đúng?

  • Tại sao lại khẳng định như vậy?

5. Hạn chế sự thỏa hiệp khi tranh luận

Đừng dễ dàng thỏa hiệp khi tranh luận. Đây chính là cách để bạn hình thành nên lối tư duy phản biện. Điều này không có nghĩa là bạn luôn đúng hay người khác lúc nào cũng sai. Đừng đánh đồng “phản biện” và tư tưởng “chủ quan hóa”, đề cao cái tôi cá nhân. Tư duy phản biện đó là tranh luận, là “đấu tranh” một cách văn minh để bảo vệ quan điểm của mình, dưới một góc nhìn khách quan, không mang tính phiến diện. Hơn hết, chúng được bảo vệ bởi những luận điểm và dẫn chứng rõ ràng. Đây là dẫn chứng về tư duy phản biện dễ thấy nhất.

6. Kết luận vấn đề thông qua dẫn chứng thực tế

Đưa ra kết luận và bảo vệ quan điểm của bản thân bằng các dẫn chứng thực tế để tăng tính thuyết phục. Một số câu hỏi để áp dụng gồm:

- Bằng chứng này do ai thu thập?

- Bằng chứng đã được thu thập như thế nào?

- Ý nghĩa của bằng chứng đưa ra.

7. Hiểu rằng ai cũng có thể thiếu kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện không tự nhiên sinh ra, mà cần được rèn luyện. Do đó, hãy kiên nhẫn rèn luyện, không tự ti về bản thân mình.



  • Tags:

Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!