Theo lịch âm hay còn gọi là lịch mặt trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn và số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời.
Thời điểm thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng nên gọi là ngày không trăng và đó là ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch(ngày Sóc).
Thời gian từ điểm sóc này tới điểm sóc tiếp theo gọi là tuần trăng, và có độ dài ngắn khác nhau. Nguyên nhân là do thời gian mặt trời và mặt trăng gặp nhau hàng tháng không bằng nhau do quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời và quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất là hình bầu dục và tốc độ di chuyển của chúng trên bầu trời không đều.
Theo đó, tuần trăng dài trung bình 29 ngày 12 giờ 44 phút và dao động hơn kém giá trị này tới 7 tiếng đồng hồ. Do số ngày trong mỗi tháng bắt buộc phải là số chẵn nên dẫn tới có tháng thừa có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày trong âm lịch.
Theo Lịch vạn niên, năm nay sẽ có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch, sau đó từ từ năm 2025 - 2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Điều này có nghĩa là phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp. Theo chuyên gia, việc liên tục các năm âm lịch không có ngày 30 tết chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.
Dưới đây là bảng so sánh độ dài tuần trăng tháng chạp của 10 năm liên tiếp tính từ năm 2023.