2/5: ngày mật khẩu thế giới, đặt mật khẩu kiểu nào mới an toàn?
Ngày 2/5 là ngày Mật khẩu Thế giới, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về lịch sử của ngày Mật khẩu Thế giới, tầm quan trọng và cách đặt mật khẩu mạnh để tăng cường bảo mật cho các thiết bị của mình nhé.
Ngày mật khẩu thế giới
Ngày Mật khẩu Thế giới - World Password Day là ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 5 nhằm nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ bản thân thông qua mật khẩu mạnh.
Ngày Mật khẩu Thế giới là cơ hội cho các công ty bảo mật thay đổi thói quen dùng mật khẩu của người dùng để trở nên an toàn hơn trên Internet.
Ngày Mật khẩu Thế giới 2024 rơi vào ngày 2/5/2022, thứ Năm.
Lịch sử của ngày Mật khẩu Thế giới?
Nhà nghiên cứu bảo mật - Mark Burnet lần đầu tiên khuyến khích mọi người có một ngày mật khẩu để cập nhật các mật khẩu quan trọng trong cuốn sách Perfect Passwords của ông, xuất bản năm 2005.
Sau đó, Intel Security lấy cảm hứng từ ý tưởng của ông và chọn ngày Thứ Năm đầu tiên của tháng Năm là Ngày Mật khẩu Thế giới.
Ngày Mật khẩu Thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 2013 đã nâng cao nhận thức về sự cần thiết của bảo mật mật khẩu.
Tầm quan trọng của mật khẩu mạnh
Với cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều thông tin cá nhân trên Internet như tài khoản ngân hàng trực tuyến, trang thanh toán hóa đơn, trang mua sắm...
Càng sử dụng nhiều tài khoản trực tuyến, thì người dùng càng dễ trở thành nạn nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ sở hữu khoảng 6 đến 10 tài khoản trực tuyến, khả năng bị hack tài khoản là 9%, với khoảng 100 tài khoản thì tỷ lệ tăng lên tới 30%. Vấn đề là có nhiều tài khoản, thì người dùng lại càng có xu hướng sử dụng lại username hoặc password, từ đó lộ ra sơ hở cho tin tặc khai thác.
Vì vậy, một mật khẩu mạnh để bảo vệ bản thân, tránh bị lừa đảo, đánh cắp thông tin là cần thiết.
Để mật khẩu bảo mật hơn, người dùng cần lưu ý một số điều sau:
- Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không trùng lặp. Nhân ngày Mật khẩu thế giới 2022, bạn nên thay đổi mật khẩu của các dịch vụ quan trọng luôn nhé.
- Sử dụng mật khẩu mạnh. Mật khẩu mạnh là mật khẩu bao gồm cả chữ in hoa + chữ thường + ký hiệu đặc biệt + không theo quy tắc.
- Không dùng chung một mật khẩu cho mọi ứng dụng, dịch vụ.
- Nên sử dụng xác thực hai yếu tố nếu có thể.
- Tránh sử dụng bất kỳ từ nào, con số nào liên quan đến bản thân hoặc dịch vụ mà mật khẩu đang bảo vệ.
Thế nào là mật khẩu tốt?
Mật khẩu yếu, dễ đoán khiến tài khoản dễ bị đánh cắp. Tuy nhiên, mật khẩu mạnh giúp tài khoản an toàn hơn nhưng thường khó nhớ và phức tạp nên dễ quên. Nhiều người đặt mật khẩu an toàn với rất nhiều ký tự khó đoán, nhưng sau đó đã phải chọn nút "Quên mật khẩu".
Hầu hết mỗi người dùng có vài tài khoản phải đặt mật nên việc nhớ tất cả các mật khẩu cũng là điều khó khăn với nhiều người.
Bên cạnh đó, ngay khi đã làm đủ mọi lời khuyên để giữ tài khoản an toàn thì chúng ta vẫn có khả năng bị đánh cắp mật khẩu.
CNET khuyên rằng, hãy đặt mật khẩu càng dài càng tốt để hạn chế rủi ro bị đánh cắp. Mật khẩu tốt nhất có ít nhất 16 ký tự sẽ giúp bạn không phải lo lắng nhiều về phần mềm bẻ khóa mật khẩu nữa.
Về nội dung, tốt nhất nên sử dụng chuỗi ký tự ngẫu nhiên hoặc kết hợp ba từ không liên quan để làm mật khẩu. Việc thêm một ký tự đặc biệt, chẳng hạn như các ký hiệu hoặc dấu chấm câu vào giữa sẽ không giúp gì cho việc giữ an toàn cho mật khẩu.
Đừng sử dụng ngày sinh nhật của bạn hoặc ngày cá nhân quan trọng khác bởi kẻ xấu có thể dễ dàng phát hiện, nên sử dụng các từ chỉ có ý nghĩa với bạn chứ không biểu thị điều gì quan trọng.
Tên bài hát và những câu trích dẫn nổi tiếng cũng không phải là ý tưởng hay. Nếu bạn nghĩ tới việc sử dụng những từ thay thế chẳng hạn như sử dụng @ thay cho "a" và $ thay cho "s" thì bạn nên bỏ qua bởi những từ này hoàn toàn có thể bị phần mềm dò mật khẩu đoán ra.
Các mật khẩu cũ dù tốt cũng không nên sử dụng lại bởi cũng có thể bị đánh cắp và xâm phạm.
Theo các khuyến cáo trước đây, người dùng nên đổi mật khẩu sau khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, theo CNET, các chuyên gia nói rằng bạn chỉ cần đổi mật khẩu ngay lập tức khi có bất kỳ dấu hiệu xâm phạm nào là được.
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!