- Dữ liệu duyệt web của người dùng được lưu trữ trên thiết bị: Không giống như các phương pháp truyền thống nơi dữ liệu người dùng được gửi đến máy chủ bên ngoài, FLoC xử lý lịch sử duyệt web của người dùng cục bộ trên thiết bị của riêng họ. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu duyệt web cá nhân không được chia sẻ với Google hoặc nhà quảng cáo.
- Tạo nhóm: FLoC sử dụng thuật toán để phân tích lịch sử duyệt web trên thiết bị của người dùng và dựa trên phân tích này, nhóm người dùng thành một "nhóm" với hàng nghìn người dùng khác. Mỗi nhóm thuần tập bao gồm những người dùng có kiểu duyệt hoặc sở thích tương tự. Các đoàn hệ cũng rất năng động và được cập nhật định kỳ.
- Chia sẻ ID nhóm, không phải dữ liệu cá nhân: Thay vì chia sẻ dữ liệu duyệt web riêng lẻ, chỉ ID nhóm - giá trị nhận dạng duy nhất cho mỗi nhóm người dùng có cùng sở thích - được chia sẻ với các trang web và nhà quảng cáo. Bằng cách này, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên sở thích chung của nhóm mà không cần biết lịch sử duyệt web cá nhân của người dùng trong nhóm đó.
- Bảo vệ quyền riêng tư: Các kỹ thuật như quyền riêng tư khác biệt đảm bảo rằng không thể sử dụng nhóm để nhận dạng người dùng cá nhân, điều này rất quan trọng để ngăn chặn Fingerprinting, một kỹ thuật phổ biến được sử dụng để theo dõi người dùng trên các trang web.
"privacy sandbox" trong google chrome là gì? sử dụng ra sao?
Thời gian gần đây, Google đã và đang không ngừng cố gắng cải thiện cách thức ngành quảng cáo (và nhiều lĩnh vực khác) theo dõi hoạt động trực tuyến của người dùng.
Trong đó, trọng tâm của các thay đổi này chính là một tính năng trong Google Chrome được gọi là “Privacy Sandbox” (Hộp cát về quyền riêng tư) mà Google chính thức giới thiệu đầu năm 2021.
Vậy đây thực sự là tính năng gì? Nó có công dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Privacy Sandbox là gì?
Trước tiên, cần khẳng định Privacy Sandbox là một tính năng FLoC (Federated Learning of Cohorts - tạm dịch: Công nghệ học tập nhóm tổ hợp có liên kết). Đây về cơ bản là một công nghệ thuật toán học máy (machine learning) cho phép các thiết bị cộng tác (collaborate) để học một mô hình dự đoán, trong khi vẫn đảm bảo giữ toàn bộ dữ liệu đào tạo trên thiết bị.
Công nghệ này được Google giới thiệu lần đầu trong một bài đăng trên blog vào tháng 1 năm 2021, và được kỳ vọng trở thành giải pháp chính trong giải quyết các vấn đề quyền riêng tư liên quan đến hoạt động quảng cáo web. Có thể hiểu nôm na đây là phải pháp mà Google sử dụng để lược bỏ và thay thế các cookie của bên thứ ba (third-party cookies).
Trên thực tế, bằng cách theo dõi người dùng thông qua cookie theo dõi của bên thứ ba, Google có thể xây dựng hồ sơ về những thứ mà người dùng quan tâm, từ các đội thể thao yêu thích của họ đến những xu hướng mua sắm, tìm kiếm trực tuyến... Sau đó, những dữ liệu nhận dạng này sẽ được sử dụng để nhắm mục tiêu người dùng với các quảng cáo cụ thể mà khả năng cao họ sẽ dành nhiều sự quan tâm và nhấp vào hơn.
Vấn đề với cookie theo dõi là chúng sẽ xác định mỗi người dùng là một mã thông báo duy nhất. Mặc dù danh tính của người dùng không nhất thiết phải được tiết lộ, nhưng mỗi cá nhân sẽ vẫn được Google coi là một thực thể duy nhất, mặc dù chỉ dành cho mục đích quảng cáo. FLoC nhằm mục đích thay đổi khía cạnh cơ bản này của quảng cáo trực tuyến.
Thay vì theo dõi người dùng thông qua cookie theo dõi, FLoC sẽ chạy ở phía trình duyệt và phân tích cục bộ hành vi trực tuyến của người dùng. Bằng cách sử dụng loại dữ liệu lịch sử trình duyệt này, Chrome có thể giám sát hoạt động duyệt web của bạn và xếp bạn vào các nhóm cụ thể gọi là “cohort”, bao gồm những người dùng khác có cùng sở thích và thói quen. Sau đó, Chrome sẽ báo cáo những cohort này cho các trang web nhằm tận dụng FLoC.
Nói cách khác, thay vì để các trang web của bên thứ ba theo dõi hoạt động duyệt web của bạn bằng cookie của bên thứ ba, bản thân Chrome sẽ đảm nhận luôn vai trò theo dõi hoạt động duyệt web của bạn — theo cách cục bộ — và cung cấp cho các trang web mà bạn truy cập những loại quảng cáo mà bạn nhiều khả năng sẽ quan tâm.
Privacy Sandbox của Google nhằm mục đích tăng cường quyền riêng tư của người dùng Internet đồng thời cố gắng bảo vệ thu nhập của nhà quảng cáo. Đây rõ ràng là một con đường khó đi vì phần lớn Internet được tài trợ bởi quảng cáo hoặc theo dõi. Chức năng cốt lõi của Privacy Sandbox là loại bỏ dần cookie của bên thứ ba, thay thế chúng bằng mô hình dựa trên FLoC, được thiết kế để cho phép quảng cáo được nhắm mục tiêu đồng thời mang lại quyền riêng tư tốt hơn.
Việc Privacy Sandbox có hoạt động bình thường hay không là một phần lý do khiến ban đầu Google chỉ chuyển 1% người dùng sang quy trình mới. Privacy Sandbox của Google cũng có sẵn trên Android.
Cách tắt (hoặc bật) Privacy Sandbox trên Chrome
Theo mặc định, tùy chọn dùng thử “Privacy Sandbox” được bật sẵn cho tất cả người dùng Chrome. Tuy nhiên, bạn có thể chọn không tham gia tính năng FLoC này chỉ bằng cách thay đổi một thiết lập cài đặt đơn giản bên trong Chrome của mình.
Để thực hiện việc này, trước tiên, hãy khởi chạy Chrome trên PC của bạn và nhấp vào menu > Settings (Cài đặt).
Trên màn hình Settings, bạn bấm vào mục “Privacy and Security” (Quyền riêng tư và Bảo mật) ở menu bên trái. Sau đó, trong mục cài đặt Privacy and Security, nhấp vào tùy chọn “Privacy Sandbox” (Hộp cát về quyền riêng tư).
Nếu bạn không muốn sử dụng tính năng này, chỉ càn nhấn vào nút gạt chuyển đổi để đưa nó về trạng thái tắt. (Màu xám là tắt và màu xanh lam là bật).
Bậy giờ, trình duyệt Chrome của bạn sẽ không còn tham gia thử nghiệm FLoC. Tuy nhiên, khi Google tung ra Privacy Sandbox như một tính năng ổn định cho tất cả người dùng Chrome, rất có thể bạn sẽ không còn tắt được tính năng này nữa.
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!