Nên ăn gì và không nên ăn gì khi viêm chân răng?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn đừng quên chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi điều trị viêm chân răng

1. Khái quát về bệnh viêm chân răng

Viêm chân răng là sự tổn thương của các tổ chức ở xung quanh răng và chân răng, các tổn thương này thường có triệu chứng là sưng, viêm nhiễm, tấy đỏ và khiến cho người bệnh đau nhức dữ dội ở vùng viêm.

Ở giai đoạn đầu, viêm chân răng sẽ làm cho vùng chân răng của người bệnh bị sưng tấy, đau nhức và từ đó hình thành các túi mủ gây hôi miệng, chảy máu chân răng khi nhai đồ ăn quá cứng hoặc sử dụng lực nhai quá mạnh. Khi bệnh trở nặng hơn, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như khiến răng bị lung lay, gãy răng, thậm chí là nguy cơ mất răng. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác để nhận biết viêm chân răng có thể kể đến:

– Nướu mềm hơn bình thường, nướu không bám chắc chân răng

– Hơi thở và khoang miệng có mùi hôi vô cùng khó chịu

– Viêm chân răng làm hình thành túi mủ

viêm chân răng

2. Viêm chân răng nên ăn gì?

2.1. Thực phẩm giàu axit lactic

Những loại thực phẩm giàu axit lactic sẽ giúp người bệnh trung hòa nồng độ axit ở trong khoang miệng, từ đó gia tăng số lượng vi khuẩn có lợi đồng thời làm giảm thiểu vi khuẩn có hại, hỗ trợ cho chân răng nhanh chóng phục hồi hơn.

Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu axit lactic nhìn chung thường rất mềm và dễ ăn, tốt cho tiêu hóa và phù hợp với những người đang gặp vấn đề về răng miệng, khó ăn. Một số thực phẩm giàu axit lactic bạn có thể tham khảo bao gồm: Bánh bao, sữa chua, bún…

2.2. Rau, củ, quả

Đây chắc hẳn là nhóm thực phẩm không thể thiếu dành cho những người bị viêm chân răng. Rau, củ, quả vốn giàu chất xơ, sẽ là nguồn bổ sung hoàn hảo giúp tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn, nhờ đó làm sạch hiệu quả khoang miệng của người bệnh.

Một số loại thực phẩm bạn có thể thử bao gồm bắp cải, bông cải xanh… Đây là những loại rau củ có chứa một hàm lượng lớn vitamin K, vitamin E đều là những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe, có công dụng ngăn ngừa mảng bám cũng như bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại.

2.3. Gừng, tỏi

Gừng, tỏi là những thực phẩm có đặc tính sát khuẩn và tiêu viêm cực hiệu quả, thậm chí so về công dụng không kém các loại thuốc kháng viêm hiện đại. Tuy nhiên lưu ý là 2 loại gia vị này có tính nhiệt khá cao, do đó bạn chỉ nên sử dụng với một lượng vừa phải, tuyệt đối tránh không nên lạm dụng quá nhiều.

2.4. Mật ong, chanh

Mật ong hay chanh là sự kết hợp hoàn hảo và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đồng thời những loại thực phẩm này cũng có khả năng kháng viêm, rất có lợi khi điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng.

Mỗi ngày, bạn có thể uống 1 cốc nước mật ong chanh để giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, quan trọng nhất là để khử trùng, tiêu viêm, làm sạch khoang miệng, giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục.

2.5. Trà xanh, trà đen

Trà xanh, trà đen có chứa polyphenols là hợp chất có khả năng chống viêm, ức chế và tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn cư trú trong mảng bám của cao răng. Do đó, nếu như uống trà mỗi ngày là phương án hoàn hảo để điều trị viêm chân răng.

3. Viêm chân răng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng lưu ý cần kiêng khem một số loại đồ ăn, thức uống để việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Cụ thể, một số loại thực phẩm bạn cần cho ngay vào “sổ đen” bao gồm:

3.1. Các loại đồ ăn chứa nhiều đường hoặc được chế biến sẵn

Đây là thủ phạm hàng đầu gây ra mảng bám làm cho viêm nướu răng trở nên nặng hơn, acid cũng sẽ làm viêm nướu bỏng rát và dễ lan sang những vùng khác. Do đó, lưu ý bạn nên tránh những loại đồ ăn như: Bánh kẹo, nước ngọt, soda, thức ăn chế biến sẵn…

3.2. Chất kích thích như bia, rượu, hay cà phê

Chất kích thích như bia, rượu, cà phê có thể làm tăng tình trạng khô miệng. Ngoài ra, chúng cũng gây tình trạng giảm tiết nước bọt khiến cho vi khuẩn không được rửa trôi, làm tình trạng viêm chân răng ngày càng nặng nề thêm.

3.3. Thức ăn quá nóng, quá lạnh

Những loại thức ăn nóng, lạnh như là tương ớt, đá lạnh… dễ gây kích ứng nướu và làm cho nướu bị sưng thêm.

3.4. Các loại thịt dai như là thịt gà hay thịt trâu

Một số loại thịt dai, có sợi dài như thịt gà hay thịt trâu bò… thường dắt vào kẽ răng, khi lấy ra dễ làm cho nướu bị sưng, chảy máu khiến tình trạng viêm nướu ngày càng nặng hơn.

Tuy nhiên, chất đạm cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đó thay vì bổ sung chất đạm có trong các loại thịt dai, bạn có thể bổ sung nguồn đạm bằng các loại cá, trứng mềm. Trong trường hợp bạn vẫn muốn ăn thịt bò, gà, trâu, bạn nên chế biến bằng cách băm nhỏ hoặc hầm.


Chủ đề Tương tự


Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!