Thế nào là ứng xử khôn khéo khi bị phê bình trong công việc?
Trong quá trình làm việc, đôi lúc bạn sẽ mắc sai lầm và phải nhận những lời phê bình từ cấp trên. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn lời phê bình làm ảnh hưởng đến cảm xúc và kết quả làm việc của bản thân thì thái độ ứng xử của bạn đối với những phê bình ấy là vô cùng quan trọng.
THẾ NÀO LÀ ỨNG XỬ KHÔN KHÉO KHI BỊ PHÊ BÌNH TRONG CÔNG VIỆC?
Trong quá trình làm việc, đôi lúc bạn sẽ mắc sai lầm và phải nhận những lời phê bình từ cấp trên. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn lời phê bình làm ảnh hưởng đến cảm xúc và kết quả làm việc của bản thân thì thái độ ứng xử của bạn đối với những phê bình ấy là vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để bạn dám đối diện với lời phê bình từ cấp trên? Cách nào giúp cho bạn có thêm động lực cố gắng để làm việc sau khi bị phê bình? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho chính mình nhé!
Không nên phản ứng lại ngay lập tức
Khi bị cấp trên phê bình, đừng tỏ rõ thái độ của mình thông qua biểu cảm khuôn mặt hay cử chỉ của bạn. Hãy bình tĩnh cho mình một vài giây để suy nghĩ và nhận thức vấn đề một cách rõ ràng, điều này sẽ giúp cho bạn tránh những hành động tiêu cực và nhanh chóng đưa ra giải pháp tốt nhất.
Đồng thời, hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc thật sự của mình khi đang nhận lời phê bình từ cấp trên. Việc kiềm chế cảm xúc không hài lòng hay đang tức giận của bạn là cách để đôi bên không xảy ra xích mích không đáng có, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ sau này trong công việc. Dù để kiềm chế cảm xúc thật là khó khăn, nhưng biết đâu những lời phê bình kia lại tạo cơ hội để bạn tự nhìn nhận lại bản thân và thay đổi cách làm việc sao cho tốt hơn.
Suy nghĩ theo chiều hướng tích cực
Ứng xử khôn khéo khi bị cấp trên phê bình chính là cách bạn nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn. Lợi ích của việc suy nghĩ tích cực vô cùng lớn, bạn có thể giúp bản thân giải tỏa căng thẳng, tránh bị trầm cảm và tốt cả cho sức khỏe cá nhân. Suy nghĩ tích cực từ những lời phê bình thì có thể thấy rằng, bạn sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm sâu sắc trong công việc, từ đó tìm ra phương hướng để cải thiện các kỹ năng giúp làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu mà cấp trên đặt ra cho bạn.
Luôn lắng nghe để hiểu mong muốn của sếp
Thái độ quan trọng hơn trình độ, việc bạn tỏ ra tập trung lắng nghe và tiếp thu tất cả những ý kiến phê bình của cấp trên chính là cách ứng xử khôn khéo và chuyên nghiệp nhất. Dù bạn không đồng tình với những gì sếp đang nói nhưng đừng ngắt lời họ, cố gắng lắng nghe hết mọi thứ rồi mới nên lên quan điểm của mình, đây là một cách để bạn thể hiện sự tôn trọng tối thiểu của cấp dưới với sếp của bạn.
Để không hiểu sai những gì sếp đang nói tới, bạn nên nhắc lại để xác minh những gì mình nghe được là chính xác. Tuy nhiên, chỉ nên tóm tắt nội dung mà sếp muốn nói chứ đừng đi vào phân tích kỹ càng hay dò hỏi thêm gì cả, điều đó có thể khiến cho sếp nghĩ rằng bạn chẳng chịu lắng nghe và có kỹ năng tiếp thu kém. Và khi đã thông suốt những gì cấp trên nói, nếu bạn không đồng tình với bất cứ ý kiến nào thì hãy dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng để đưa lời từ chối khéo léo nhất có thể.
Hơn thế nữa, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của cấp trên khi mà phải phê bình nhân viên là một điều khá khó xử và không dễ dàng gì. Chính bản thân cấp trên cũng có những áp lực khi phải chịu tác động từ những lãnh đạo cấp cao hơn. Dù gì đi nữa, thì những lời phê bình của sếp dành cho bạn cũng chỉ là họ mong muốn bạn tốt hơn, cố gắng hơn để cải thiện chất lượng công việc cá nhân mà thôi.
Không quên cảm ơn lời phê bình
Khi bị sếp phê bình, bạn có quyền phản biện lại nếu vấn đề sếp nêu ra là sai và bạn không hài lòng với ý kiến đó. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì việc bạn bảo vệ quyền lợi của bạn thân sẽ có thể vô tình khiến cho bạn bị đánh giá là một người bảo thủ hơn là sự tin cậy.
Điều này có thể khiến cho mọi người ngại góp ý, sếp không muốn phê bình bạn mà chủ động tìm người khác thay thế do cho rằng bạn là một người cứng đầu, khó thay đổi suy nghĩ. Do đó, giải pháp cho vấn đề này là đừng quên dành một lời cảm ơn giúp xóa tan bầu không khí căng thẳng.
Xin lời khuyên từ chính người phê bình
Sau khi tiếp nhận lời phê bình thì giờ là lúc bạn tìm ra cách giải quyết lời phê bình đó của sếp. Bạn có thể thảo luận trực tiếp với cấp trên để tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất. Tuy nhiên, thảo luận chứ không phải tranh cãi, đôi co và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với cấp trên. Hãy đặt câu hỏi rõ ràng bao gồm phương hướng giải quyết cụ thể để sếp cân nhắc:
-Bạn có thể tuyển thêm người hỗ trợ mình được không?
- Bạn có thể được giảm khối lượng công việc để tập trung vào chất lượng hơn không?
- Bạn có quá cầu toàn trong công việc hay không?
Bằng cách này, bạn có thể chủ động thay đổi bản thân để xóa đi những điểm yếu trong cách làm việc mỗi ngày. Sự đúng sai của lời phê bình không còn là vấn đề quan trọng nếu như bạn có thái độ ứng xử khôn khéo và đưa ra được cách giải quyết chính xác. Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp.
Chủ đề Tương tự
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!