Kinh nghiệm đi vũng tàu cần bao nhiêu tiền, gồm các chi phí gì

Đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền là đủ để vui chơi, đi lại, ngủ nghỉ và ăn uống? Mình sẽ giúp các quý độc giả tự lên kế hoạch và dự trù được chi phí cho chuyến du lịch của mình.

Kinh nghiệm đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền, gồm các chi phí gì

Du lịch Vũng Tàu
Du lịch Vũng Tàu
Đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền là đủ để vui chơi, đi lại, ngủ nghỉ và ăn uống?

1. Đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền để vui chơi?

1.1. Tiền đi lại

Chi phí đi lại sẽ bao gồm các khoản tiền chi trả để di chuyển từ nơi ở tới thành phố Vũng Tàu. Nếu du khách đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ chỉ mất khoảng 200.000đ/2 chiều tiền xe khách hay xe máy. Còn đối với những người sinh sống tại Hà Nội, sẽ phải mất thêm khoản phí vé máy bay từ 3.000.000đ tới 6.000.000đ cho 2 chiều bay tới thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thuê xe máy để đi lại ở Vũng Tàu sẽ khoảng 100.000đ/ngày và 50.000đ tiền xăng mỗi ngày.
 

1.2. Tiền chỗ ở, lưu trú

Về vấn đề đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền cho chỗ ở hay lưu trú, bạn cần phải dựa vào số lượng người đi du lịch là bao nhiêu, nhu cầu chỗ ở của bạn là gì và mức độ kinh tế của bản thân. Bạn có thể lựa chọn đặt phòng nghỉ, phòng khách sạn, phòng resort hoặc thuê riêng cả một căn biệt thự. Mỗi một dạng phòng sẽ có mức giá khác nhau:

Tiền phòng nghỉ: Nếu đi tới Vũng Tàu với nhóm bạn từ 2 tới 5 người, hãy nên thuê các phòng nghỉ ký túc xá. Cá nhân mỗi người sẽ có riêng một chiếc giường ngủ nhỏ và sử dụng chung bếp, nhà vệ sinh. Hoặc bạn có thể đăng ký đặt các phòng ngủ nhỏ ở homestay giá rẻ như Sea La Vie sạch sẽ và thông thoáng, nằm ở sau ngay Bãi Dâu với chi phí khoảng 600.000đ/phòng/2 người.

Tiền khách sạn: Nếu bạn là người thích đi du lịch mà có dịch vụ hỗ trợ, hãy đăng ký các phòng khách sạn từ 3 tới 5 sao tại Vũng Tàu. Mức giá phòng khách sạn ở thành phố này dao động từ 350.000đ/đêm tới 4.000.000đ/đêm. Điển hình bạn có thể đặt phòng ở khách sạn Ống Cống đầy đủ tiện nghi nằm ở số 6, đường Thùy Vân với mức giá rẻ chỉ từ 350.000đ/đêm – 600.000đ/đêm. Bạn có thể tham khảo qua 5 khách sạn 3 sao đẹp ở Vũng Tàu gần biển giá rẻ hoặc có thể đặt mua voucher Green Hotel 2 ngày 1 đêm ngay tại bãi sau Vũng Tàu với mức giá chỉ từ 723.000đ.

Tiền resort nghỉ dưỡng: Đối những quý độc giả là người muốn đi du lịch kết hợp nghỉ dưỡng hãy chọn đặt phòng tại các khu resort cao cấp tại Vũng Tàu. Mức giá các khu resort tiện nghi, sang trọng và có vị trí nằm ngay mặt biển sẽ có mức giá dao động từ 2.000.000đ/đêm tới hơn 10.000.000đ/đêm. Gợi ý hấp dẫn dành cho bạn là hãy đặt mua voucher Haiduong Intourco Resort 3 sao đẳng cấp tại Useful với mức giá chỉ từ 1.278.000đ.

Tiền thuê biệt thự: Còn nếu bạn đi chung với gia đình mà lại muốn tất cả mọi thành viên có được chuyến du lịch nghỉ dưỡng yên tĩnh, bạn hãy thuê riêng một căn biệt thự trong khuôn viên các khu resort nhé. Mức giá của các căn biệt thự đầy đủ tiện nghi và có hồ bơi riêng ở Vũng Tàu sẽ dao động từ 10.000.000đ/đêm tới 20.000.000đ/đêm.​​​​​​​

1.3. Tiền ăn uống

Vậy đi Vũng Tàu tốn bao nhiêu tiền để ăn uống thoải mái? Các chi phí dành cho việc ăn uống tại thành phố biển Vũng Tàu sẽ tốn kha khá “túi tiền” của bạn đấy. Bạn có thể dựa vào mức độ kinh tế của mình để lựa chọn nơi ăn uống cho phù hợp. Hầu hết thì các đặc sản ẩm thực tại Vũng Tàu sẽ dao động từ vài chục ngàn tới vài triệu đồng:

Bánh khọt: Nếu muốn thưởng thức đặc sản bánh khọt tại Vũng Tàu bạn có thể ghé qua quán Gốc Vú Sữa tại địa chỉ số 14 Nguyễn Trường Tộ. Quán này chuyên bán chủ yếu bánh khọt mực sữa và bánh khọt tôm với mức giá chỉ từ 40.000đ cho 10 bánh.

Lẩu cá đuối: Lẩu cá đuối là một trong những món ẩm thực không nên bỏ qua khi bạn đã đặt chân tới thành phố Vũng Tàu. Nhà hàng Hoàng Minh tại số 40 Trương Công Định sẽ là một gợi ý phù hợp nhất dành cho bạn với mức giá chỉ từ 200.000đ/ 1 người là đã có thể ăn no nê.

Hải sản: Nếu bạn muốn thưởng thức hải sản giá bình dân hãy ghé tới quán Gành Hào Tại tại địa chỉ số 3, Trần Phú. Quán rất nổi tiếng tại thành phố Vũng Tàu với thực đơn đa dạng, view hướng trực diện ra biển và chi phí rẻ chỉ khoảng 100.000đ/ người. Hoặc bạn có thể tham khảo qua địa chỉ số 6 Trần Phú quán Cô Nên với nhiều món hải sản nướng vô cùng hấp dẫn. Quán Cô Nên có mức giá chỉ từ 30.000đ – 60.000đ một suất.​​​​​​​

1.4. Tiền vui chơi tham quan

Đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền để trả cho chi phí tham quan cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Ngoài những địa điểm du lịch tham quan miễn phí như Đức Mẹ Bãi Dâu, mũi Nghinh Phong, Bạch Dinh, ngọn hải đăng Vũng Tàu thì bạn có thể tham quan những địa điểm thu phí như khu du lịch Hồ Mây, biển suối Ồ hay rừng Quốc gia Bình Châu:

Biển suối Ồ: Đây là một trong những địa điểm du lịch mới được khai thác ở thành phố Vũng Tàu với những bãi biển vừa có nước mặn và nước ngọt. Mức phí trung bình để tham quan biển suối Ồ là từ 5.000đ – 15.000đ/ người.

Khu du lịch Hồ Mây: Chỉ với mức phí từ 400.000đ người bạn có thể thoải mái tham gia những khu vui chơi, giải trí tại Hồ Mây. Đồng thời sẽ được đi cáp treo để thưởng thức toàn cảnh thành phố biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi Hồ Mây.

Rừng Quốc gia Bình Châu: Đâu cũng là một trong các khu du lịch mới được đi vào khai thác tại thành phố Vũng Tàu. Bạn chỉ cần bỏ ra chi phí vào cổng khoảng 20.000đ/ người là sẽ được thưởng thực bầu không khí trong lành và yên tĩnh trong khu rừng già. Với mức chi phí đó bạn sẽ được nhận thêm một bản đồ tham quan chi tiết trong địa bàn khu du lịch.

1.5. Tiền mua sắm

Đi Vũng Tàu cần bao nhiêu tiền cho việc mua sắm? Nếu như bạn muốn mua quà cho bạn bè và người thân trong gia đình nhưng lại có chi phí du lịch Vũng Tàu khá eo hẹp, bạn có thể ghé qua chợ hải sản Xóm Lưới ở Góc Phan Bội Châu đường Nguyễn Công Trứ. Chỉ với chi phí từ 50.000đ – 300.000đ là bạn đã có thể mua được kha khá hải sản để mang về làm quà. Hoặc bạn có thể mua mực một nắng hay cá thu một nắng tại địa chỉ cửa hàng hải sản Hoa Biển, 434/14 Trần Phú và cửa hàng Anh Khôi, số 2 Trương Công Định, phường 2, Vũng Tàu để làm quà cho người thân với mức giá chỉ từ 170.000 vnđ – 500.000đ/kg.​​​​​​​

2. Mách bạn mẹo giúp tiết kiệm cho chuyến du lịch Vũng Tàu

2.1. Đi vào ngày trong tuần

Để có thể tiết kiệm được chi phí du lịch bạn hãy nên ghé tới Vũng Tàu và các ngày trong tuần và nên tránh những ngày cuối tuần hay dịp lễ Tết. Do vào các dịp cuối tuần hay lễ Tết mức giá phòng khách sạn, nhà hàng sẽ tăng cao hơn ngày thường.

2.2. Deal giá với khách sạn, nơi ở

Nếu như bạn đặt phòng trực tiếp hãy thử deal giá với nhân viên khách sạn hay resort. Có thể trong một số trường hợp nhân viên khách sạn sẽ có mức giá hợp lý hơn dành cho bạn.

2.3. Lựa chọn quán ăn giá tốt

Trước khi đi ra khỏi chỗ lưu trú để đi ăn, bạn hãy tham khảo trên internet trước các quán ăn có mức giá hợp lý và được phản hồi chất lượng dịch vụ tốt. Điều này giúp bạn tránh gặp phải  trường hợp bị “chặt chém” không đáng có.
 

2.4. Mặc cả khi mua sắm

Nếu như bạn có ý định mua sắm hải sản về làm quà cho gia đình và bạn bè hãy chú ý nên hỏi kỹ mức giá và có thể mặc cả giá. Bạn hãy mặc cả dựa theo số tiền đã dự định ban đầu có thể chi trả để mua món quà đó. Việc mặc cả sẽ giúp bạn có thể tránh phải tình trạng bị tiêu xài hoang phí và tiết kiệm được kha khá khoản chi phí.

2.5. Tham khảo các địa điểm không tốn phí

Bạn có thể tham khảo qua các địa điểm tham quan không tốn phí vào cổng như Bạch Dinh, ngọn Hải Đăng Vũng Tàu, núi Tao Phùng, khu quần thể kiến trúc Thích Ca Phật Đài hay 24 địa điểm đẹp ở Vũng Tàu view gần biển chụp hình selfie siêu chất. Còn nếu bạn đi du lịch ở Vũng Tàu vào ngày rằm hay mùng một hãy tới Hòn Bà để ngắm cảnh đẹp miễn phí nhé.

2.6. Đi càng đông, càng vui, chi phí giảm

Điều hiển nhiên là việc đi du lịch một mình sẽ tốn kém hơn là đi theo nhóm có nhiều thành viên. Bạn hãy thử rủ thêm thật nhiều bạn bè cho chuyến đi du lịch Vũng Tàu của mình để có thêm sự vui vẻ mà lại giảm được đáng kể chi phí chỗ ở, phương tiện đi lại và ăn uống.

 



Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!