Cách chống thấm sân thượng và trần nhà đơn giản, hiệu quả
Sự khắc nghiệt của thời tiết, gió bão khiến các công trình, nhà ở có thể xảy ra hiện tượng thấm dột. Bạn có thể tham khảo một số mẹo chống thấm hiệu quả cho căn nhà ở bài viết này.
Cách nhận biết sân thượng, trần nhà bị thấm nước
Nguyên nhân khiến cho sân thượng bị thấm dột thường là do những tác động của thời tiết, trong quá trình thi công không đảm bảo, cách chống thấm cho khu vực sân thượng chưa đúng hay công trình xuống cấp theo thời gian…
Với công trình đang bị thấm nước, bề mặt bê tông trên sân thượng thường không bằng phẳng, trời mưa thì xuất hiện sủi bọt bong bóng. Trần dưới sân thượng xuất hiện vết nứt, đường nước chảy; rêu mốc mọc ở trên bề mặt sân thượng, có mùi ẩm mốc...
Sử dụng vật liệu chống thấm
Để có được một mẫu trần nhà đẹp, không bị thấm nước thì việc lựa chọn vật liệu phù hợp rất quan trọng. Hiện nay trần thạch cao là loại trần phổ biến nhất. Dù là bất kỳ không gian nào cũng có thể ứng dụng trần thạch cao.
Trần nhà bằng thạch cao có ưu điểm là dễ thi công, dễ tạo hình, trọng lượng nhẹ và an toàn. Bên cạnh đó, trần nhà bằng thạch cao cũng sở hữu khả năng chống thấm và cách âm rất tốt. Loại trần này có ưu điểm là chi phí thấp, độ bền cao nên được sử dụng rộng rãi từ thiết kế nhà ở cho tới thiết kế văn phòng, siêu thị, nhà hàng…
Mỗi loại sẽ có những ưu - nhược điểm khác nhau. Gia chủ có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế và hiện trạng căn nhà. Tuy nhiên hiện nay không ít người không đặt gỗ lên lựa chọn hàng đầu vì mong muốn bảo vệ môi trường.
Một số mẹo chống thấm
Để thực hiện chống thấm cho sân thượng, hãy dọn dẹp bề mặt sân thượng để dung dịch chống thấm có thể thẩm thấu được tốt hơn.
Nếu sân thượng đang thi công, gia chủ nên làm sạch lớp hồ vữa và xi măng để cho bề mặt bê tông được trơn. Bạn có thể dùng chổi hoặc máy hút bụi mức công nghiệp vệ sinh các tạp chất, hay bụi bẩn trên bề mặt trước khi tiến hành thực hiện việc chống thấm.
Trong trường hợp sân thượng đã được thi công từ lâu, đã được chống thấm bằng cách lát gạch thì bạn nên khoan đục nền phía trên để trơ ra lớp xi măng và vệ sinh bề mặt.
Nếu có khe nứt, hãy xử lý trước khi tiến hành chống thấm. Có thể dùng các biện pháp như dùng chất chống thấm co giãn để xử lý trong trường hợp này.
Sau khi thi công chống thấm, bạn hãy ngâm nước ở bề mặt để kiểm tra xem hiệu quả chống thấm. Nếu như chưa đạt yêu cầu thì có thể khắc phục ngay, tránh tình trạng khi đưa vào sử dụng thì mới phát hiện công trình vẫn còn đang thấm dột gây tốn kém thời gian, lãng phí tiền bạc cho việc sửa chữa.
Lưu ý, việc ngâm nước nên được thực hiện sau khi thi công 24h, nước sẽ được bơm trực tiếp vào sân thượng và để ngâm trong thời gian khoảng 24h kiểm tra.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu về một số loại keo chống thấm, màng chống thấm bitum hoặc nhựa đường... Việc chống thấm bằng keo có những ưu điểm tuyệt vời như giá thành thấp, kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt, sử dụng được trên các kết cấu cũ và mới, không mùi và không bị dính tay, dễ tìm mua, dễ sử dụng.
Sử dụng sơn chống thấm cũng là một trong những biện pháp được nhiều người lựa chọn. Việc dùng sơn chống thấm trần nhà sẽ đem đến hiệu quả chống thấm tốt cũng như tính thẩm mỹ cao...
Chủ đề Tương tự
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!