Bí quyết giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát
Sự nhút nhát của trẻ có thể khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng, là cha mẹ hãy giúp con vượt qua sự nhút nhát ấy với những lời khuyên này.
Tính nhút nhát là xu hướng im lặng, rút lui và cảm thấy không thoải mái trong các tình huống xã hội. Cảm giác này thường liên quan đến nỗi sợ hãi về sự đánh giá của người khác đối với mình.
Khi một đứa trẻ có tính nhút nhát và hay ngại ngùng thì điều này có thể khiến chúng bỏ lỡ những cơ hội quan trọng.
Dưới đây là những lời khuyên cha mẹ có thể giúp đỡ con em mình vượt qua sự nhút nhát:
1. Đừng gây áp lực, chỉ trích hoặc gắn mác cho con
Nếu bạn không phải là người nhút nhát, bạn khó có thể hiểu được phản ứng của con mình. Vì vậy, đừng chế giễu đứa trẻ vì sự nhút nhát hoặc ép buộc chúng thay đổi. Trong trường hợp này, con rất cần được hiểu, được chấp nhận và được hỗ trợ.
Mặt khác, tránh gắn mác cho con là đứa trẻ nhút nhát. Lời nói có nhiều sức mạnh hơn chúng ta nghĩ và điều này sẽ chỉ khiến con bạn ngày càng nhận thức bản thân theo cách này.
2. Dạy và làm mẫu các kỹ năng xã hội
Đôi khi, sự nhút nhát là sản phẩm của việc thiếu các kỹ năng xã hội, khiến đứa trẻ không biết cách hòa đồng với người khác và các mối quan hệ…
Do đó, cha mẹ nên nhấn mạnh các kỹ năng xã hội như bắt đầu và duy trì cuộc trò chuyện, đưa ra lời khen ngợi, đưa ra yêu cầu hoặc nói “không” với điều mình không muốn…
3. Tăng cường lòng tự trọng và sự tự tin của con
Tính nhút nhát có một phần là sự bất an, thiếu tự tin và sợ bị người khác đánh giá. Đây là lý do tại sao cần phải nuôi dưỡng lòng tự trọng lành mạnh và vững chắc, giúp con bạn xác định và đánh giá cao các đức tính của mình và chấp nhận các lĩnh vực của mình còn hạn chế để cải thiện.
Lòng tự trọng không chỉ là việc nhận được lời khen ngợi và suy nghĩ tốt về bản thân, mà còn là việc có thể nhìn ra những gì chúng ta không giỏi mà không bị nó làm cho khó chịu.
Hãy dạy con bạn coi sai lầm là điều đương nhiên, có thể chấp nhận được và là một phần của quá trình học tập, bạn sẽ giảm bớt rất nhiều áp lực cho con.
4. Khuyến khích một cuộc đối thoại nội bộ tích cực
Tương tự với những điều trên, cần biết rằng những người nhút nhát thường hay tự độc thoại nội tâm trong đầu. Chính cuộc đối thoại nội tâm này có thể làm họ ngày càng tách biệt với mọi người.
Tuy nhiên, việc độc thoại nội tâm cũng không hẳn xấu nếu biết biến những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ tích cực, luôn tự động viên và giúp đỡ mình. Chẳng hạn như:
“Bạn đã làm rất tốt. Tôi tự hào về bạn”, “Bạn có thể làm được, hãy thử một lần”…
5. Khuyến khích thể hiện bản thân và đưa ra quyết định tốt
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, tính nhút nhát ở trẻ em khiến chúng dễ bị lu mờ. Nếu muốn chống lại xu hướng này, chúng ta có thể khuyến khích các tình huống mà trẻ có thể tự do bày tỏ và khẳng định ý kiến của mình trong một môi trường an toàn như là trò chuyện gia đình, trò chơi trên bàn, các hoạt động sáng tạo…
Hãy luôn khuyến khích trẻ tham gia, để tiếng nói của trẻ được lắng nghe và tất nhiên, trẻ cũng phải lắng nghe ngược lại.
Chủ đề Tương tự
- Tags:
- dạy trẻ nhút nhát
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!