Sự kiện hover chuột trong javascript

Sự kiện hover chuột trong Javascript, thêm hover event javascript bằng hai cách - thêm trực tiếp trong thẻ html và cách hai là thêm thông qua DOM JS

Bài 29: Bắt sự kiện click trong Javascript


Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sự kiện hover trong Javascript, đây là sự kiện xảy ra khi bạn hover chuột vào một đối tượng HTMl nào đó.

Hover được sử dụng rất nhiều trong CSS, nhất là chức năng menu đa cấp. Khi bạn hover vào một menu thì sẽ xổ ra những menu con.

Trong JS cũng vậy, ta cũng có thể bắt sự kiện hover một cách dễ dàng thông qua sự kiện hover.

1. Sự kiện hover trong javascript là gì?

Sự kiện hover tức là khi bạn hover chuột vào một thẻ html nào đó thì ngay lập tức sẽ xảy ra sự kiện hover.

Ví dụ, nếu bạn muốn khi người dùng hover chuột vào menu thì xảy ra hiệu ứng xổ menu chậm và mượt mà thay vì hiển thị ngay lập tức như CSS, thì lúc này phải sử dụng javascript.

2. Cách gọi sự kiện hover trong javascript

Chúng ta có hai cách gọi phổ biến, cách thứ nhất là gọi trực tiếp trong thẻ HTML, cách thứ hai là sử dụng đối tượng DOM trong JS để thêm sự kiện.

Cách 1: Gắn trực tiếp trên thẻ HTML

Ví dụ: Xuất ra thông báo khi hover vào ô input.

Demo
<input type="button" onmouseover="callHoverEvent()" value="Click me"/>
<script>
    function callHoverEvent(){
        alert('Bạn đã hover chuột qua thẻ input');
    }
</script>


Cách 2: Gắn sự kiện hover thông qua đối tượng DOM

Demo
<input type="button" id="hvbtn" value="Click me"/>
<script>
    var obj = document.getElementById('hvbtn');
    hvbtn.onmouseover = function(){
        alert('Bạn đã hover chuột qua thẻ input');
    };
</script>


Hoặc sử dụng hàm addEventListener.

Demo
<input type="button" id="hvbtn" value="Click me"/>
<script>
    var obj = document.getElementById('hvbtn');
    hvbtn.addEventListener('mouseover', function(){
        alert('Bạn đã hover chuột qua thẻ input');
    });
</script>


Trên là bài hướng dẫn cách sử dụng sự kiện hover trong javascript. Bài viết này tương đối ngắn vì nội dung cũng không có gì nhiều. Hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo.

Bài 31: Sự kiện rời chuột onmouseout trong Javascript



  • Tags:

Không có đánh giá nào.

Viết một đánh giá.

Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!