Location trong javascript - điều hướng url trong javascript
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu đối tượng location trong Javascript, location javascript dùng để xử lý chuyển hướng trang, hoặc xử lý các thành phần của.
Bài 42: Cách dùng đối tượng window trong Javascript
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu đối tượng location trong Javascript, đây là đối tượng dùng để xử lý chuyển hướng trang, hoặc xử lý các thành phần của URL trên trang web.
Thao tác sử dụng nhiều nhất trên location đó là chuyển hướng redirect, thông qua thuộc tính window.location.href
, ta có thể tự chuyển hướng đến một URL mà không cần người dùng phải thao tác. Ngoài ra, với location, chúng ta có thể lấy được tất cả những thông tin trên URL như tên miền, query string, hash..
1. Location trong javascript là gì?
BOM location là một đối tượng được dùng để xử lý các vấn đề liên quan đến URL của trang web trên trình duyệt. Nó được sử dụng rất nhiều trong lập trình web.
Location là một thuộc tính đối tượng nằm trong đối tượng window, nên khi sử dụng nó bạn phải thông qua đối tượng window
, và đối tượng window
luôn là một biến toàn cục nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không cần phải khai báo.
window.location
Bây giờ chúng ta tìm hiểu các phương thức và thuộc tính của location nhé.
2. Các phương thức của location trong javascript
Có ba phương thức chính nằm trong đối tượng location đó là reload()
, replace()
và assign()
.
window.location.reload(url) - tải lại trang web
Thông thường, để tại lại trang web thì bạn sẽ nhấn phím F5 hoặc là clich chuột phải và chọn Refresh page. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể reload trang bằng javascript rất dễ dàng thông qua phương thức window.location.reload()
.
Cú pháp như sau:
window.location.reload()
<html>
<body>
Chào mừng bạn đến với Sinitc.com
<button onclick="refreshPage()">Refresh</button>
<script language="javascript">
function refreshPage()
{
window.location.reload();
}
</script>
</body>
</html>
window.location.replace(url) - ghi đè trang web
Phương thức này ít khi sử dụng mà thay vào đó họ sử dụng cú pháp window.location.href="url"
. Tuy nhiên hai cách này vẫn có sự khác biệt:
- Đối với
replace()
thì trình duyệt sẽ KHÔNG đưa vào lịch sử. - Đối với
location.href
thì trình duyệt sẽ CÓ đưa vào lịch sử
Cú pháp như sau:
window.location.replace('https://Sinitc.com');
<html>
<body>
Click vào để chuyển hướng đến Sinitc.com
<button onclick="replacePage()">replace()</button>
<button onclick="hrefPage()">location.href</button>
<script language="javascript">
function replacePage()
{
window.location.replace('https://Sinitc.com');
}
function hrefPage()
{
window.location.href = 'https://Sinitc.com';
}
</script>
</body>
</html>
window.location.assign(url) - load một trang mới
Cú pháp như sau:
window.location.assign('https://Sinitc.com');
Về công dụng vẫn không có gì khác với hai cách trên. Tuy nhiên, cách này có đặc điểm giống với location.href.
<html>
<body>
Click vào để chuyển hướng đến Sinitc.com
<button onclick="assignPage()">replace()</button>
<script language="javascript">
function assignPage()
{
window.location.assign('https://Sinitc.com');
}
</script>
</body>
</html>
3. Các thuộc tính của location trong Javascript
Ngoài các phương thức trên, bạn cũng có thể sử dụng Location
để xử lý các thành phần liên quan đến URL như: lấy phần hash
, lấy phần search
.
Và đây là danh sách các thuộc tính đầy đủ cho đối tượng location
này:
- hash: thiết lập hoặc lấy phần sau dấu
#
của URL - host: thiết lập hoặc lấy
hostname
và portnumber
của URL - hostname: thiết lập hoặc lấy
hostname
- href: thiết lập hoặc lấy URL
- origin: trả về
protocal
,hostname
và portnumber
của URL - pathname: thiết lập hoặc lấy
path name
của URL - port: thiết lập hoặc lấy
port
của URL - search: lấy phần query
string
của URL
Lưu ý: các thuộc tính trên bạn có thể dùng đẻ lấy (get) hoặc thiết lập (get).
<html>
<body>
<script language="javascript">
document.write("hash:" +window.location.hash + "<br/>");
document.write("host:" +window.location.host + "<br/>");
document.write("hostname:" +window.location.hostname + "<br/>");
document.write("href:" +window.location.href + "<br/>");
document.write("origin:" +window.location.origin + "<br/>");
document.write("pathname:" +window.location.pathname + "<br/>");
document.write("port:" +window.location.port + "<br/>");
document.write("search:" +window.location.search + "<br/>");
</script>
</body>
</html>
4. Lời kết
Các thuộc tính trên chúng ta chỉ hay sử dụng phần hash
, search
và href
, các phần còn lại rất ít khi sử dụng. Riêng đối với hash
là thành phần nằm sau dấu #
nên các Framework Javascript như AngularJS hoặc các ứng dụng Ajax sử dụng để nhận diện được action hiện tại.
Bài 44: History trong Javascript - quản lý lịch sử lướt web với javascript
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!