Hàm addeventlistener() trong javascript
Cách dùng addEventListener trong Javascript, cách thêm một sự kiện trong javascript bằng addEventListener, một số ví dụ thêm sự kiện bằng addEventListener
Bài 26: Sự kiện window.onload trong Javascript
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng addEventListener trong Javascript, qua đó sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa của hàm addEventListener và cách dùng nó để thêm các sự kiện javascript.
Ở các bài học trước chúng ta đã biết cách sử dụng Javascript để thêm một sự kiện vào một đối tượng HTML, tuy nhiên mình chỉ mới giới thiệu cách thêm trực tiếp trong thẻ HTML. Vì vậy, trong bài này mình sẽ hướng dẫn thêm một cách khác đó là sử dụng hàm addEventListener()
để thêm một sự kiện js.
1. addEventListener là gì?
addEventListener là một phương thức được tích hợp sẵn vào các đối tượng HTML thông qua cơ chế DOM. Khi sử dụng addEventListener thì bạn có thể bổ sung rất nhiều hành động vào sự kiện tại nhiều thời điểm khác nhau.
Ví dụ mình đang làm form đăng nhập, mình muốn khi người dùng click vào nút đăng nhập thì sẽ thực hiện thao tác kiểm tra các ràng buộc dữ liệu, sau đó thông báo đến người dùng là thành công hoặc thất bại.
Cú pháp như sau:
elementObject.addEventListener('eventName', function(e){
// do something
});
Ví dụ: Thêm sự kiện click cho thẻ input.
<input type="button" id="btn" value="Click me"/>
<script>
var obj = document.getElementById('btn');
obj.addEventListener('click', function(){
alert('Bạn đã đúp chuột vào thẻ input này');
});
</script>
2. Cách dùng addEventListener trong Javascript
Để thêm sự kiện cho đối tượng HTML thì chúng ta có cú pháp như sau (xem lại bài thêm sự kiện bằng javascript):
elementObject.eventName = function(){
// do something
};
Nhưng nếu bạn sử dụng hàm addEventListener()
thì cú pháp như sau:
elementObject.addEventListener('eventName', function(e){
// do something
});
Trong đó:
- eventName là tên của sự kiện bỏ đi chữ
on
, ví dụclick
,change
, ... - function ở tham số thứ hai chính là hàm sẽ được chạy khi sự kiện eventName được kích hoạt
Với bài này ta sử dụng sự kiện onkeyup
và bỏ đi chữ on
sẽ là keyup
.
<html>
<body>
<input type="text" id="txt-val" value="" />
<div id="result"></div>
<script language="javascript">
// Lấy đối tượng
var input = document.getElementById("txt-val");
// Thêm sự kiện cho đối tượng
input.addEventListener('keyup', function(){
// Gán giá trị vào div
document.getElementById('result').innerHTML = input.value;
});
</script>
</body>
</html>
Như ta biết mỗi sự kiện có thể có nhiều hành động nên bạn có thể bổ sung hành động cho một sự kiện và cú pháp tương tự như trên.
<html>
<body>
<input type="text" id="txt-val" value="" />
<div id="result"></div>
<script language="javascript">
// Lấy đối tượng
var input = document.getElementById("txt-val");
// Thêm sự kiện cho đối tượng
input.addEventListener('keyup', function(){
// Gán giá trị vào div
document.getElementById('result').innerHTML = input.value;
});
// Bổ sung hành động nữa
input.addEventListener('keyup', function(){
if (input.value.length > 5){
alert("Bạn đã nhập nhiều hơn 5 ký tự");
}
});
</script>
</body>
</html>
3. Dùng addEventListener thêm sự kiện cho window
Đối tượng window ta có thể ví nó như cửa sổ trình duyệt browser nên nó cũng có một số sự kiện riêng, điển hình là sự kiện resize
browser. Như vậy với hàm addEventListener()
ta cũng có thể thêm sự kiện cho window.
<html>
<body>
<h4>Bạn hãy zoom trình duyệt</h4>
<div id="result"></div>
<script language="javascript">
window.addEventListener("resize", function(){
document.getElementById("result").innerHTML = "Bạn vừa zoom Browser";
});
</script>
</body>
</html>
4. Truyền tham số vào sự kiện trong hàm addEventListener
Nếu bạn muốn truyền tham số vào thì bắt buộc bạn phải tạo một hàm khác rồi gọi nó từ hàm addEventListener()
.
<html>
<body>
<input type="button" id="btn" value="Click me" />
<div id="result"></div>
<script language="javascript">
// Lấy đối tượng
var button = document.getElementById("btn");
// Thêm sự kiện cho đối tượng
button.addEventListener('click', function(){
do_something(2, 3);
});
function do_something(a, b)
{
alert( a + b);
}
</script>
</body>
</html>
Lời kết: Bạn có thể sử dụng cách thêm sự kiện ở bài trước nhưng sẽ không chuyên nghiệp và hay bằng cách sử dụng hàm addEventListener()
.
Bài 28: Phương thức removeEventListener() Javascript
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!