Dom nodes trong javascript
Tìm hiểu DOM Nodes trong Javascript thôn qua các phương thức appendchild, insertBefore, replaceChild của DOM Nodes trong javascript
Bài 38: DOM CSS: Thay đổi CSS bằng Javascript
Trong series này chúng ta đã học về DOM khá nhiều rồi như: DOM Element, DOM HTML, DOM CSS nhưng có lẽ bạn vẫn chưa hiểu bản chất của các đối tượng trả về khi sử dụng DOM Element để truy vấn đó chính là DOM Nodes.
Vậy trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm DOM Nodes là gì thông qua các ví dụ và bạn sẽ học luôn một số phương thức thường được sử dụng trong DOM Nodes.
1. DOM Node - document.createElement()
Khi bạn sử dụng DOM Element để truy vấn tới một đối tượng HTML nào đó thì kết quả nó sẽ trả về một object
và object
đó ta gọi là DOM Nodes.
Ví dụ:
var node = document.getElementById("some-id");
Với cách này bắt buộc phải tồn tại một đối tượng HTML đang hiển thị trên website thì mới khởi tạo thành công. Giả sử nếu bạn muốn tạo một Node mới hoàn toàn v không liên quan tới những thẻ HTML đang hiển thị trên website thì làm thế nào? Rất đơn giản chúng ta sẽ sử dụng phương thức document.createElement()
với tham số truyền vào là tên của thẻ HTML cần tạo.
var p = document.createElement("p");
Sau khi khởi tạo xong bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương thức, thuộc tính của DOM HTML, DOM CSS.
p.innerHTML = "Học DOM Nodes tại Sinitc.com"
Để thêm Node này vào trang web thì chúng ta sử dụng phương thức appendChild
(sẽ học ở bên dưới). Giả sử tôi thêm vào thẻ body
thì làm như sau:
document.getElementsByTagName('body')[0].appendChild(p);
Và đây là toàn bộ code cho ví dụ này:
<html>
<body>
<script language="javascript">
// Tạo mới một thẻ p
var p = document.createElement("p");
// Thêm nội dung HTML vào thẻ p
p.innerHTML = "Học DOM Nodes tại Sinitc.com"
// Đưa thẻ P vào trong thẻ body
document.getElementsByTagName('body')[0].appendChild(p);
</script>
</body>
</html>
Ok bây giờ chúng ta qua các phần tiếp theo để tìm hiểu thêm một số phương thức hay sử dụng trong DOM Nodes nhé.
2. DOM Node - document.createTextNode()
Text node là một node đặc biệt, nó không phải là một thẻ HTML thông thường mà chỉ là một chuỗi (string) nên thông thường chúng ta sử dụng nó để thay thế cách gán thông thường node.innerHTML
.
Ví dụ:
<html>
<body>
<script language="javascript">
// Tạo mới một thẻ p
var p = document.createElement("p");
// Tạo text node
var text = document.createTextNode("Học DOM Nodes tại Sinitc.com");
// Thêm nội dung HTML vào thẻ p
p.appendChild(text);
// Đưa thẻ P vào trong thẻ body
document.getElementsByTagName('body')[0].appendChild(p);
</script>
</body>
</html>
Trong ví dụ này thay vì sử dụng cách thông thường như ví dụ ở phần 1 thì mình đã thay thế bằng cách sử dụng text node.
3. DOM Node - các phương thức khác
Phương thức appendChild()
Dùng để thêm (bổ sung) vào vị trí cuối cùng của đối tượng một thẻ HTML nào đó.
Ví dụ:
<html>
<body>
<div id="TOP">
Xin chào các bạn!
</div>
<input type="button" value="Append" id="btn-append"/>
<script language="javascript">
// Lấy button
var button = document.getElementById("btn-append");
// Thêm sự kiện click cho button
button.addEventListener("click", function(){
// Tạo mới một thẻ h1
var h1 = document.createElement("h1");
// Thêm nội dung HTML vào thẻ h1
h1.innerHTML = "Học DOM Nodes tại Sinitc.com"
// Đưa thẻ h1 vào trong thẻ div có id=TOP
document.getElementById('TOP').appendChild(h1);
});
</script>
</body>
</html>
Phương thức insertBefore()
Được dùng để thêm một Node vào đằng trước một node con nào đó. Phương thức này có hai tham số truyền vào insertBefore(node_insert, node_child)
, trong đó:
node_insert
là node bạn muốn thêm vàonode_child
là node con mà bạn muốn thêm vào đằng trước nó.
Ví dụ:
<html>
<body>
<div id="content">
<h5>Xin chào các bạn</h5>
<h5>chúc vui vẻ khi học bài</h5>
</div>
<input type="button" value="View" id="btn-view"/>
<script language="javascript">
// Lấy button
var button = document.getElementById("btn-view");
// Thêm sự kiện click cho button
button.addEventListener("click", function(){
// Tạo mới một thẻ h1
var h1 = document.createElement("h1");
// Thêm nội dung HTML vào thẻ h1
h1.innerHTML = "Chào mừng bạn đến với Sinitc.com"
// Lấy thẻ ngoài cùng
var element = document.getElementById("content");
// Lấy thẻ cần isertBefore
var element_child = document.getElementsByTagName("h5")[1];
// Insert Before
element.insertBefore(h1, element_child);
});
</script>
</body>
</html>
Phương thức removeChild()
Được dùng để xóa một node con ra khỏi node hiện tại.
Ví dụ:
<html>
<body>
<div id="content">
<h5>chúc vui vẻ khi học bài</h5>
</div>
<input type="button" value="Remove" id="btn-remove"/>
<script language="javascript">
// Lấy button
var button = document.getElementById("btn-remove");
// Thêm sự kiện click cho button
button.addEventListener("click", function(){
// Lấy thẻ cần remove
var need_remove = document.getElementsByTagName("h5")[0];
// Remove
document.getElementById("content").removeChild(need_remove);
});
</script>
</body>
</html>
Phương thức replaceChild()
Dùng để replace (thay thế) một node con nào đó bằng một node khác mới hoàn toàn.
Ví dụ:
<html>
<body>
<div id="content">
<h5>chúc vui vẻ khi học bài</h5>
</div>
<input type="button" value="Replace" id="btn-replace"/>
<script language="javascript">
// Lấy button
var button = document.getElementById("btn-replace");
// Thêm sự kiện click cho button
button.addEventListener("click", function(){
// Tạo mới một thẻ
var p = document.createElement("h1");
p.innerHTML = "Xin chào!";
// Lấy thẻ cần replace
var replace = document.getElementsByTagName("h5")[0];
// Replace
document.getElementById("content").replaceChild(p, replace);
});
</script>
</body>
</html>
4. Lời kết
Việc sử dụng thành thạo các phương thức xử lý DOM Node rất quan trọng khi bạn làm việc với các thẻ HTML bằng Javascript. Nếu bạn sử dụng một JS Library như jQuery thì điều này khá đơn giản bởi vì nó đã viết ra những hàm cho chúng ta sử dụng sẵn nên hầu hết các lập trình viên đều không quan tâm đến những kiến thức thuần javascript như thế này.
Ngoài các phương thức mình liệt kê trên thì còn khá nhiều phương thức nên bạn có thể sử dụng Google để tìm kiếm trong quá trình học và làm việc của mình. Bản thân mình cũng vậy thôi không tài nào nhớ hết được nhung phải biết từ khóa để tìm kiếm.
Bài 40: Mẹo sử dụng thuộc tính HTML trong Javascript
Chủ đề Tương tự
- Tags:
Không có đánh giá nào.
Viết một đánh giá.
Để bình luận vui lòng Đăng nhập tài khoản ! hoặcĐăng ký mới!